Xem Các bệnh quý khách có thể mắc phải từ bề mặt bệ ngồi bồn cầu không vệ sinh

Xem Các bệnh quý khách có thể mắc phải từ bề mặt bệ ngồi bồn cầu không vệ sinh

Bệ ngồi bồn cầu là nơi tập trung của rất nhiều vi khuẩn. Mặc dù vi khuẩn chỉ có thể tồn tại một thời gian ngắn trên bề mặt và ngoài không khí nhưng quý khách vẫn có thể mắc phải một số bệnh từ vi khuẩn nếu tiếp xúc với chúng. Cùng tìm hiểu những chủng vi khuẩn từ bồn cầu có thể gây bệnh cho chúng ta, để có những biện pháp vệ sinh hợp lý.

Vệ sinh phòng tắm

1. Bạn có thể mắc bệnh Chlamydia từ bệ bồn cầu không?

Vi khuẩn Chlamydia là một loại vi khuẩn lây qua đường tình dục, có chu kỳ lên nhân khác thường và là vi khuẩn nội tế bào, không có khả năng tổng hợp các hoạt chất có năng lượng phân tử cao.

Và nếu quý khách đang thắc mắc rằng quý khách có thể bị nhiễm vi khuẩn Chlamydia từ bệ ngồi bồn cầu hay không? Thì câu trả lời dành cho quý khách là “KHÔNG”. Bệnh do vi khuẩn Chlamydia gây ra chủ yếu do quan hệ tình dục không lành mạnh.

2. Quý khách có thể mắc bệnh STI từ bệ ngồi bồn cầu không?

Các bệnh nhiễm trùng qua quan hệ tình dục được gọi là STI. Loại bệnh này có nhiều căn nguyên như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng.

Không thể nói chắc chắn rằng quý khách có thể nhiễm STI từ bệ ngồi bồn cầu trong nhà vệ sinh. Ngay cả khi vi trùng trong phân bị dính lên bệ ngồi bồn cầu khi xả nước. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục STI – như giang mai, HPV và HIV đều lây truyền qua chất dịch cơ thể, vì vậy, miễn là quý khách lau bồn cầu trước đó thì không có gì phải quá lo lắng.

3. Quý khách có thể mắc bệnh STD từ bề mặt bệ ngồi bồn cầu không?

Bệnh STD là gì? Chúng là các bệnh lây truyền qua đường tình dục và khả năng để quý khách bị nhiễm các vi khuẩn gây nên các bệnh này từ bệ ngồi bồn cầu là rất khó.

Xong để tránh những vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể, vệ sinh bề mặt bồn cầu trước khi ngồi và rửa tay thật sạch sau khi đi vệ sinh là những biện pháp cần thiết.

4. Bạn có thể mắc bệnh gì từ bệ ngồi bồn cầu và nhà vệ sinh bẩn?

4.1. Bệnh tiêu chảy

Vi khuẩn Salmonella hoặc Campylobacter là các tác nhân gây nên bệnh tiêu chảy. Những vi khuẩn này được giải phóng qua phân hoàn toàn có thể lưu lại trên bệ ngồi bồn cầu và nhiễm vào cơ thể quý khách.

Khi bị tiêu chảy sẽ dẫn đến tình trạng mất nước và mất khoáng trong cơ thể gây ra các hiện tượng mệt mỏi, khô miệng và da. Nặng hơn có thể gây ra tình trạng mất cân bằng điện giải và ảnh hưởng đến não bộ. 

4.2. Bệnh tả

Thuộc bệnh truyền nhiễm cấp tính ở đường tiêu hóa , bệnh tả do vi khuẩn Vibrio cholerae gây ra. Cũng giống như vi khuẩn gây ra bệnh tiêu chảy, vi khuẩn tả cũng có thể lưu lại trên bề mặt bệ ngồi bồn cầu và bám vào các vật dụng khác trong nhà vệ sinh. Chúng rất dễ thâm nhập vào cơ thể người qua đường miệng nếu như bàn tay bị nhiễm khuẩn tiếp xúc với đồ ăn. 

Bệnh tả gây nôn và tiêu chảy liên tục, nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

4.3. Nhiễm trùng da

Bệ ngồi bồn cầu bẩn là một trong những nguyên nhân gây ra nhiễm trùng da. Các vi rút, chất bẩn không được làm sạch sẽ bám vào da khi tiếp xúc và lan sang cả những vùng da khác. Gây ra hiện tượng mẩn ngứa, mọc mụn ở mông hay dị ứng vùng da quanh hậu môn.

4.4. Táo bón

Nhà vệ sinh bẩn cũng là một nguyên nhân khiến chúng ta “ngại” đi vệ sinh đặc biệt là trẻ nhỏ và ở những nơi công cộng như trường học. 

Thói quen này để lâu sẽ gây ra tình trạng táo bón hoặc nghiêm trọng hơn là các vấn đề về hệ tiêu hóa và bệnh trĩ

4.5 Viêm họng hạt

Liên cầu khuẩn là loại vi khuẩn dễ tìm thấy ở nhà vệ sinh và là nguyên nhân gây ra các bệnh nhiễm trùng trong đó có viêm họng hạt.

Viêm họng hạt hạt sẽ khiến cho người bị bệnh đau rát vùng họng, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.

Còn rất nhiều bệnh do vi khuẩn và nhà vệ sinh bẩn gây nên. Chính vì thế quý khách cần vệ sinh sạch sẽ bệ ngồi bồn cầu cũng như nhà vệ sinh của gia đình mình hay rửa tay với xà phòng diệt khuẩn sau mỗi lần đi vệ sinh để hạn chế tối đa các tác động của chúng đến sức khỏe nhé.

5. Một số cách vệ sinh và những lưu ý để giữ bện bồn cầu luôn sạch sẽ

  • Dọn dẹp vệ sinh hàng ngày. Không chỉ có bệ ngồi bồn cầu mà nắp bồn cầu hay các vật dụng khác cũng nên được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều vi khuẩn gây hại, nếu quý khách dành thời gian để vệ sinh chúng hàng ngày thì các vi khuẩn này sẽ được làm sạch. Nguy cơ mắc các bệnh do vi khuẩn của các thành viên trong gia đình sẽ được giảm đi. Không những vậy, việc áp dụng cách vệ sinh bồn cầu hàng ngày còn khiến phòng vệ sinh của quý khách sạch sẽ và thơm tho hơn

  • Nên dùng các chất tẩy rửa cho bồn cầu. Các chất tẩy rửa như top 12 nước tẩy bồn cầu giúp quý khách lấy đi những vi khuẩn và vết bẩn mà nước thường không thể làm được . Nếu quý khách không muốn dùng các chất tẩy rửa hóa học thì giấm trắng, baking soda hoặc chanh tươi có thể là những chất tẩy rửa an toàn cho việc vệ sinh của quý khách.

  • Thông thường thì bệ ngồi bồn cầu hay bồn cầu phía dưới là nơi quý khách quan tâm và được vệ sinh nhiều hơn. Xong quý khách cũng nên nhớ việc vệ sinh thường xuyên cho bình chứa nước xả bồn cầu nhé. Bình chứa nước để lâu ngày cũng sinh ra những chất bẩn và lắng cặn, không những ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn làm cho bồn cầu của quý khách bị ố vàng và có thể phát ra mùi khó chịu.

Bề mặt bồn cầu hay nhà vệ sinh sạch sẽ giảm được rất nhiều các nguy cơ mắc các bệnh do vi khuẩn đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa. Hãy bớt chút thời gian mỗi ngày của quý khách để khiến nhà vệ sinh luôn sạch sẽ và an toàn nhé. Chúc quý khách và gia đình sẽ luôn có sức khỏe và vui tươi mỗi ngày. Cùng ghé Giặt là giá rẻ để cập nhật thêm những thông tin hữu ích khác.

>>> Xem thêm:

  • 5 bệnh con quý khách có thể mắc nếu nhà vệ sinh bẩn

  • Cách khử mùi hôi nhà vệ sinh

.

Nguồn tham khảo


HỆ THỐNG CỬA HÀNG GIẶT LÀ GIÁ RẺ

Tư vấn đồ giặt03.66.44.62.62

Giao nhận tận nơi: 03.66.44.62.62

Website: Giatlagiare.com

Facebook: Xưởng giặt là Thu Hương

Tư vấn mở tiệm Giặt là hà nội (Nhượng quyền)

Địa chỉSố 1 Ngách 199/2 Phúc Lợi, Long Biên, Hà Nội