Xếp hạng các biểu tượng Tết cổ truyền tạo nên văn hóa Việt Nam

Tết Nguyên Đán là dịp lễ cổ truyền lớn nhất trong văn hóa của người Việt, cũng là lúc ta cảm nhận được rõ ràng nhất những nét đẹp thuần túy trong văn hóa dân gian. Mâm ngũ quả, bánh chưng, cây nêu… và rất nhiều những hình ảnh khác đã trở thành những hình ảnh không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về. Cùng đọc bài viết này để hiểu thêm về ý nghĩa của những biểu tượng này trong văn hóa dân gian nhé!

1

Hoa Tết

Mùa xuân là
mùa cỏ cây đâm chồi nảy lộc, vì vậy chẳng lạ khi dịp Tết đến xuân về, trong những
ngày vui như thế, ai ai cũng muốn trang trí trong nhà đủ loại cây, hoa.Hoa Tết nhiều
vô kể với đủ loại: Lay ơn, vạn thọ, cúc, hồng… nhưng cây, hoa đặc trưng thì chỉ
gói gọn trong 2 thứ: Đào hồng miền Bắc, mai vàng miền Nam. Người ta quan niệm
màu hồng đào tượng trưng cho ấm cúng, may mắn, còn sắc vàng của mai thể hiện sự
vinh hiển, cao sang. Bên cạnh đó, nhiều gia đình có thói quen chơi cây quất dịp Tết. Họ quan niệm rằng cây quất sum suê trái sẽ mang đến năm mới sung túc, đủ đầy.

Hoa đào hồng rực như món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân miền Bắc trong dịp Tết

Liên kết: Vay tiền bằng CMND2

Cá chép

Cá chép là
biểu tượng truyền thống mang đậm nét văn hóa dân gian. Theo ông cha truyền lại,
việc chuẩn bị Tết bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, ngày cúng Ông Công, Ông Táo –
Những người trông coi việc bếp núc, ghi chép tất cả những việc tốt, xấu của gia
chủ trong suốt một năm qua để báo cáo với Ngọc Hoàng. Cá chép là phương tiện đi
lại của 3 Ông Đầu Rau. Vì vậy trong ngày 23, khi dâng lễ ngoài hoa quả, tiền
vàng sẽ có thêm 3 con cá chép.

Phóng sinh cá chép cầu may đầu năm mới

3

Mâm ngũ quả

Mâm ngũ quảlà liễn hoặc đĩa lớn gồm nhiều loại hoa trái khác nhau được sắp xếp kỳ công, đẹp
mắt trên bàn thờ gia tiên mỗi gia đình trong dịp Tết.

Sở dĩ gọi
là “ngũ quả” vì mâm thường có ít nhất 5 loại hoa trái khác nhau, tượng trưng
cho ngũ hành – 5 nhân tố hình thành nên trời đất.

Cách chọn
quả, xếp mâm không bị gò ép theo quy tắc khắt khe nào. Tùy thuộc đặc trưng văn
hóa của từng vùng miền người ta sẽ có cách chọn hoa trái khác nhau, và tất
nhiên chúng sẽ mang ý nghĩa riêng, tượng trưng cho mong muốn của gia chủ trong
năm mới.

Ở miền Bắc,
mâm quả thường sẽ có chuối, cam, bưởi, thanh long đỏ tượng trưng cho may mắn,
quất chùm, đu đủ tượng trưng cho sự sung túc, no đủ… Còn đối với miền Nam, mâm
quả thường có mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung… ngụ ý năm mới “Cầu vừa đủ sài”,
kiêng bày chuối, cam vì cho rằng tên các loại trái này mang ý nghĩa xấu: Chúi
nhủi, cam chịu…

Mâm ngũ quả tượng trưng cho lòng thành kính với Tổ tiên, cũng là thể hiện mong ước của gia chủ trong năm mới

4

Mứt Tết

Mứt Tết
thức quà không thể thiếu trên bàn nước mỗi gia đình trong dịp Tết. Mứt Tết có rất nhiều
loại: Mứt dừa, mứt bí, mứt gừng, hạt sen, mứt me, mứt lạc…

Ngày nay
trên thị trường có thêm nhiều loại quà bánh Tết đa dạng vô cùng những món mứt truyền thốngvẫn được ưa chuộng trong mọi gia đình, là thứ nhâm nhi với ly trà nóng, đi cùng
những câu chuyện đầu năm.

Mứt truyền thống

5

Bánh chưng, bánh dày

Theo quan niệm xa xưa, bánh chưng, bánh dày là biểu tượng của đất trời, là nét ẩm thực mang đặc trưng của văn hóa Việt trong mỗi dịp Tết đến xuân về. Nguyên
liệu làm bánh chưng gồm gạo nếp ngon được ngâm kỹ, đãi sạch, cùng với đỗ xanh, thịt mỡ được gói chặt trong vài lớp
lá dong, nấu kĩ nhiều giờ tạo nên một hương vị thơm ngon đặc biệt.

Bánh chưng
xanh vuông vắn, bánh dày dẻo trắng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết
cổ truyền, mang ý nghĩa sâu xa về vũ trụ nhân sinh, thể hiện lòng cảm tạ của
người lao động với Tổ tiên, cũng là cầu cho năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng
tươi tốt. 

Bánh chưng là hương vị cổ truyền không thể thiếu trong mâm cố ngày Tết

6

Tranh, câu đối Tết

Ông bà ta vẫn
có câu “Bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”. Phong tục
treo tranh, câu đối Tết bắt nguồn từ thú vui tao nhã của các nhà nho thời phong kiến trước đây.
Vừa là để trang hoàng nhà cửa, cũng một phần để thể hiện cái “tài” của mình. Dần dần thú vui này trở nên phổ biến, trở thành tập quán chung của người Việt trong dịp Tết. Tranh Tết khá đa dạng, thường
là tranh dân gian như mâm ngũ quả, hoặc tranh Đông Hồ, cũng có thể là tranh chữ như
Tâm, Phúc, Đức…

Người ta
cũng có thói quen khai bút hoặc xin chữ từ các Ông đồ để lấy may mắn trong năm
mới.

Cùng với
tranh treo, câu đối, hình ảnh Ông đồ “ Bày mực tàu, giấy đỏ…” cũng trở nên
thân thuộc trong văn hóa nước ta.

Hình ảnh Ông đồ bên giấy đỏ, mực Tàu… dịp Tết

7

Cây nêu

Cây nêu từ
lâu đã trở thành một trong những biểu tượng thiêng liêng, thân thuộc của dân tộc
trong dịp Tết.Cây nêu thường được
dựng lên từ thân tre cao, dài. Tùy vào văn hóa của từng vùng, người ta sẽ treo lên đó những
vật trang trí mang ý nghĩa khác nhau, có thể là chuông, bùa trừ tà, cá chép giấy,
hoặc bình rượu, đèn lồng…

Người dân
quan niệm rằng ánh sáng đèn lồng trong sẽ dẫn đường cho Tổ tiên về vui Tết với
con cháu, còn chuông, bùa sẽ khiến cho ma quỷ khiếp sợ, không dám quấy nhiễu
gia chủ.

Hình ảnh cây nêu rực rỡ sắc màu trong dịp Tết

8

Phong bao lì xì

Phong bao
lì xì (Hồng bao) là tượng trưng cho sự may mắn. Những ngày đầu năm mới, người lớn
thường lì xì, tặng trẻ nhỏ tiền để trong phong bao giấy màu đỏ với lời chúc chóng lớn, mạnh khỏe, ngoan ngoãn… Không chỉ riêng trẻ nhỏ, người ta cũng tặng
hồng bao cho ông bà, cha mẹ và người lớn tuổi trong nhà với ý nghĩa mừng tuổi mới, cầu chúc sức khỏe, an
khang…

Tiền đặt
trong hồng bao thường có mệnh giá lẻ để mong trong năm mới tài lộc sinh sôi.

“Hồng bao” mang ý nghĩa chúc năm mới may mắn, mạnh khỏe, tài lộc sinh sôi

9

Muối

Đầu năm mới
mọi người thường có thói quen mua muối về nhà với mong muốn năm mới may mắn,
sung túc, tình cảm mặn mà. Dân gian có câu “ Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”
ngụ ý khuyên nhủ trong năm mới chi tiêu tiết kiệm, hợp lí thì sẽ làm được nhiều
việc lớn như xây mới, sửa nhà đón Tết.

” Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”

Có thể bạn quan tâm:

  • Tìm cây ATM gần nhất
  • Tìm kiếm chi nhánh PGD các Ngân hàng
  • Kiểm tra nợ xấu cá nhân
  • Vay tiền online chỉ cần CMND