Xếp hạng các bộ phim chiến tranh Việt Nam hay nhất

Chiến tranh Việt Nam đã qua đi nhưng những dấu ấn mà nó để lại cho thế hệ sau không hề nhỏ. Đặc biệt, nó còn là đề tài, nguồn cảm hứng cho những ca khúc, bài thơ, vở kịch, phim,… Nhiều bộ phim về đề tài chiến tranh Việt Nam được công chúng rất ủng hộ đón nhận, nhiều bộ phim còn trở thành huyền thoại và có được những giải thưởng lớn. Cùng Chúng tôi điểm qua top 10 bộ phim chiến tranh Việt Nam hay nhất để từ đó hiểu được phần nào về lịch sử nước nhà.

1

Những người viết huyền thoại

Những người viết huyền thoại là một bộ phim hành động chiến tranh của đạo diễn Bùi Tuấn Dũng dài 120 phút được công chiếu năm 2013.
Phim lấy bối cảnh cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước thời kỳ những năm 1960 khi tình thế cần chi viện xăng dầu cho chiến trường miền Nam ngày càng trở nên cấp bách và cần thiết. Thông qua việc xây dựng đường ống dẫn dầu 5000 km dọc Trường Sơn để chuẩn bị cho những trận đánh lớn thay vì những trận đánh du kích nhỏ lẻ, bộ phim đã dựng lên những câu chuyện tựa như khúc tráng ca hào hùng cảm động về sự cống hiến của một thế hệ thanh niên Việt Nam. Bên cạnh đó qua các góc máy khác nhau, bộ phim còn lột tả được sự hùng vĩ nhưng không kém phần thơ mộng của núi rừng Trường Sơn. 
Bộ phim vinh dự được giải Bông Sen vàng cho phim truyện nhựa xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18, nam diễn viên chính xuất sắc nhất, nữ diễn viên chính xuất sắc, biên kịch xuất sắc nhất, thiết kế mỹ thuật xuất sắc nhất và giải khán giả bình chọn.

Cảnh phim Những người viết huyền thoại

Trailer phim Những người viết huyền thoại

Liên kết: Vay tiền bằng CMND2

Áo lụa Hà Đông

Đây là một bộ phim của đạo diễn Lưu Huỳnh được công chiếu
vào năm 2016. Áo lụa Hà Đông là câu chuyện kể về những con người bền bỉ đợi chờ
hòa bình trong chiến tranh, bom đạn.
Phim lấy bối cảnh những năm 1954 dưới sự đàn áp thực dân
Pháp, miền Bắc rơi vào loạn lạc. Đôi vợ chồng Dần và Gù theo dòng người di cư
vào Nam để tìm một tương lai sáng hơn. Hai vợ chồng phải dừng chân ở Hội An khi
cái đói đeo bám cùng với đúng lúc Dần sinh đứa con đầu lòng. Và từ đó họ gắn bó
với mảnh đất này giống như quê hương thứ 2 của mình.
Áo lụa Hà Đông thành công không chỉ nói về đề tài chiến
tranh thông thường với bom rơi bão đạn, những anh hùng quả cảm mà còn khiến cho
khán giả không cầm được nước mắt. Bộ phim với sự tham gia của diễn viên Trương
Ngọc Ánh cùng nam diễn viên Quốc Khánh đã một phần tạo nên thành công dấu ấn
cho phim.

Đã một thập kỉ trôi qua nhưng Áo lụa Hà Đông vẫn được khán
giả nhắc đến, đi vào tâm thức và khắc ghi vào trái tim của những người Việt Nam
qua bao thế hệ về một dân tộc cùng nhau vượt lên đau thương mất mát, cùng nhau
chia sẻ để thành công hòa bình như hôm nay.
Bộ phim đã đoạt được 5 giải Cánh Diều vàng năm 2006 ở các hạng
mục như: phim truyện nhựa xuất sắc, quay phim xuất sắc, đạo diễn xuất sắc, nam
diễn viên chính xuất sắc, âm thanh xuất sắc. Ngoài ra tại Liên hoan phim quốc tế
Busan 2006 còn được giải bình chọn của khán giả cho đạo diễn. Đây cũng là bộ
phim đại diện cho điện ảnh Việt Nam tham dự đề cử giải Oscar cho phim ngoại ngữ
hay nhất lần thứ 80.

Áo lụa Hà Đông lấy được không ít nước mắt của khán giả

Cảnh quay khiến người xem không khỏi xúc động của phim

3

Mùi cỏ cháy

Phim Mùi cỏ cháy của đạo diễn Nguyễn Hữu Mười do hãng phim
truyện Việt Nam sản xuất khởi quay năm 2010 và công chiếu năm 2012 dựa trên cuốn
nhật ký Mãi mãi tuổi 20 của Nguyễn Văn Thạc. Đây là bộ phim điện ảnh thuộc thể
loại tâm lý xã hội, chiến tranh với bối cảnh là sự kiện Mùa hè đỏ lửa 1972 với
trận chiến tại Thành cổ Quảng Trị.
Xem phim Mùi cỏ cháy, nhiều người không kìm được xúc động.
Đó là sự hồn nhiên và tình yêu tổ quốc của một thế hệ sinh viên, sự khốc liệt của
chiến tranh, sự mất mát của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước,…
Phim đem lại những cảnh quay với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Trong phim
còn là những giây phút lắng đọng tâm hồn, những suy ngẫm về gia đình, về chiến
tranh,về tình đồng đội đồng chí,… Thông qua đó Mùi cỏ cháy là bản tố cáo tội
ác chiến tranh một cách đầy chân thực, đầy đủ, sống động. Nó đã chạm đến trái
tim nhiều thế hệ về giá trị nhân đạo, nhân văn, về tình người, về lẽ sống,…
Mùi cỏ cháy đã được trao 4 giải Cánh Diều vàng năm 2011, giải
Bông Sen bạc và nhiều bằng khen danh giá,…

 

 

 

Một cảnh trong phim Mùi cỏ cháy

Trailer phim Mùi cỏ cháy

4

Nổi gió

Tính đến nay thì Nổi gió đã ra mắt khán giả được tròn 50
năm. Đây là bộ phim của đạo diễn Huy Thành do Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất
năm 1966.

Bộ phim được chuyển thể từ vở kịch cùng tên của tác giả Đào
Hồng Cẩm, có nói về chiến tranh Việt Nam với bối cảnh miền Nam.
Nội dung phim
là trong thời gian chiến tranh, gia đình Phương có chị Vân theo Mặt trận Dân tộc
Giải phóng miền Nam Việt Nam, Phương là trung úy quân lực Việt Nam Công hòa.
Hai chị em gặp lại nhau sau nhiều năm xa cách nhưng lại nảy sinh mâu thuẫn, từ
đây nảy sinh bi kịch.Nổi gió là cái tên in đậm trong ký ức biết bao người Việt
Nam.
Bộ phim giành được giải Bông Sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam năm 1970
cho hạng mục Phim truyện nhựa.

Một phân đoạn cảnh phim trong Nổi gió

Nổi gió để lại nhiều ấn tượng trong lòng khán giả

5

Biệt động Sài Gòn

Biệt động Sài Gòn xuất hiện lần đầu tiên năm 1986 và trở
thành hiện tượng phòng vé lúc bấy giờ. Đây được coi là bộ phim đầu tiên và duy
nhất tái hiện chân thực những chiến công của lực lượng biệt động Sài Gòn trong
thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Bộ phim do hãng Phim truyện Việt Nam sản xuất và do đạo diễn
Long Vân thực hiện.
Biệt động Sài Gòn gồm 4 tập, mỗi tập phim đánh dấu một
giai đoạn trong nhiệm vụ quan trọng của lực lượng biệt động. Bộ phim còn ghi dấu
ấn sâu đậm với khán giả với những chiến công hiển hách đan xen những mối tình
giản dị nhưng cũng không kém phần lãng mạn của các chiến sĩ. Được thực hiện bấm
máy vào năm 1982 trong bối cảnh thời kỳ điện ảnh Việt còn nhiều hạn chế từ kinh
phí đến trang thiết bị, có lẽ cũng vì thế một phần mà khán giả đón nhận với tâm
thế đầy trân trọng cảm thông với bộ phim.
Xem Biệt động Sài Gòn, chắc chắn mọi người sẽ không thể quên
các nhân vật tiêu biểu như Tư Chung – Tư lệnh trưởng Biệt động Sài Gòn, Ngọc Mai,
chiến sĩ Huyền Trang,… Và hơn hết, vượt lên trên bối cảnh đầy mưa bom lửa đạn,
khói lửa chiến trường là những câu chuyện tình lãng mạn được truyền tải tinh tế,
khéo léo và nhẹ nhàng.

Tính đến nay đã tròn 30 năm ra mắt, Biệt động Sài Gòn vẫn là
bộ phim hấp dẫn với khán giả Việt Nam từ thế hệ này qua thế hệ khác, như một
món ăn tinh thần không thể thiếu cho thế hệ sau hiểu thêm về một phần lịch sử đất
nước. Chắc chắn rằng, Biệt động Sài Gòn sẽ còn sống mãi với thời gian !

Biệt động Sài Gòn ghi lại dấu ấn qua nhiều thế hệ

Một số cảnh phim Biệt động Sài Gòn

6

Em bé Hà Nội

Em bé Hà Nội là bộ phim nhựa của đạo diễn Hải Ninh. Bộ phim
do Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất năm 1974. Bộ phim được lấy bối cảnh Hà Nội năm
1972, sau giáng sinh và đợt dội bom B52 của quân đội Mỹ.
Cô bé 12 tuổi Ngọc Hà
phải kiếm bố mẹ và em gái mất tích trong cảnh hoang tàn của thành phố. Những
người lính tốt bụng đã giúp đỡ cô và được hội ngộ cùng em mình.

Có lẽ ai từng xem bộ phim này không thể quên được hình ảnh nữ diễn viên Lan Hương, người đã ghi lại nhiều dấu ấn từ sau bộ phim
khi ấy mới 12 tuổi. Và sau này, thậm chí người ta còn gọi diễn viên Lan Hương với
cái tên quen thuộc “Em bé Hà Nội”.
Bộ phim vô cùng thành công và để lại nhiều ấn tượng trong
lòng khán giả qua nhiều thế hệ và gặt hái được không ít những giải thưởng trong và
ngoài nước.

 

Có một Hà Nội như thế trong phim Em bé Hà Nội

Bài hát cùng tên trong phim

7

Dòng sông phẳng lặng

Dòng sông phẳng lặng là một bộ phim dựa trên tiểu thuyết
cùng tên của nhà văn Tô Nhuận Vỹ và được đạo diễn NSƯT Lê Cung Bắc chuyển thể
thành phim.
Nội dung phim nói về cuộc chiến tranh của dân tộc ta, tiêu
biểu là cuộc chiến của nhân dân Huế chống lại đế quốc Mỹ. Bộ phim ca ngợi sự
kiên cường, bất khuất cũng như những hy sinh thầm lặng của những chiến sĩ biệt
động Huế, họ góp phần không nhỏ vào chiến thắng Mậu Thân năm 1968. Hơn thế nữa giữa cảnh
bom đạn rơi kinh hoàng lại xuất hiện một chuyện tình đẹp của con người, kèm
theo những cảnh quay sống nước núi rừng thiên nhiên trên mảnh đất quê hương.
Dòng sông phẳng lặng được khởi quay tháng 11/2014 và đóng máy đúng dịp kỷ
niệm 30/4/2005

 

 

 

Diễn viên phim Dòng sông phẳng lặng

Đạo diễn- NSƯT Lê Cung Bắc

8

Vĩ tuyến 17 ngày và đêm

Vĩ tuyến 17 ngày và đêm được coi là bản hùng ca sống động. Bộ
phim do đạo diễn Hải Ninh thực hiện cũng như viết kịch bản cùng Hoàng Tích Chỉ
viết trong 5 năm.
Nội dung phim là từ sau hiệp định Geneve năm 1954, sông Bến
Hải trở thành giới tuyến quân sự ngăn cách Việt Nam thành hai vùng tập trung.
Sau khi chồng tập kết ra Bắc, chị Dịu ở lại bờ Nam của sông Bến Hải. Chị Dịu
lên thay chức Bí thư chi bộ sau khi chị Thuận bị phe Việt Nam Cộng hòa giết.
Chính vì thế mà nhiều lần chị bị Trần Sùng đưa vào tù. Bộ phim từ lâu đã trở
thành biểu tượng oanh liệt về cuộc chiến đấu giành tự do độc lập mà nhân dân miền
Nam đã kiên cường, anh dũng chiến đấu.
Vĩ tuyến 17 ngày và đêm vinh dự được 2 giải thưởng cao tại
Liên hoan phim quốc tế Matxcơva lần thứ VIII năm 1973 cho nữ diễn viên xuất sắc
và giải của Ủy ban bảo vệ hòa bình thế giới.

Vĩ tuyến 17 ngày và đêm thực sự là bản hùng ca sống động

Một trong những cảnh phim ấn tượng

9

Cánh đồng hoang

Cánh đồng hoang là bộ phim nói về đề tài chiến tranh của đạo
diễn Nguyễn Hồng Sến, kịch bản phim của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.  
Bối cảnh chính là vùng Đồng Tháp Mười trong những ngày diễn
ra cuộc chiến tranh Việt Nam. Không gian vỏn vẹn trong ba từ “cánh đồng
hoang” nhưng mang đến cho người xem trải nghiệm cả không gian từ dưới mặt
nước cánh đồng đến tận trên không nơi máy bay Mỹ quần thảo bầu trời. Tác giả từ
việc vẽ lên cuộc sống đời thường của người nông dân đến những cảnh trực thăng
quân đội Mỹ ác liệt nhằm tiêu diệt đội du kích.

Bộ phim công chiếu đúng dịp 30/4/1975 với độ dài 95 phút để
lại nhiều dấu ấn trong lòng khán giả Việt.
Sự thành công của bộ phim được thể
hiện qua các giải thưởng danh giá trong và ngoài nước như giải biên kịch Bông Sen vàng – Liên hoan phim Việt Nam (1980), giải nam diễn viên, giải quay phim,
huy chương vàng Liên hoan phim Quốc tế Moskva (1981),…

 

Cánh đồng hoang là một trong những bộ phim thành công về đề tài chiến tranh Việt Nam

Đứa bé trong phim Cánh đồng hoang

10

Đừng đốt

Bộ phim dựa trên cuốn “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” do Đặng
Nhật Minh đạo diễn và sản xuất năm 2009.
Là bộ phim về đề tài chiến tranh, về cuộc đời một liệt sĩ,
bác sĩ và số phận kỳ lạ của một cuốn nhật ký nhưng trong Đừng đốt, người ta
không chỉ thấy bom đạn, máu và nước mắt mà còn có cả những khoảng lặng, những đồng
cảm, những xúc động và cả những giọt nước mắt. Tuy là bộ phim về đề tài chiến
tranh nhưng trong phim không lạm dụng quá nhiều cảnh bắn giết mà đi sâu khai thác
nội tâm, qua đó toát lên những tình cảm cao quý, nỗi đau con người khi tham gia
cuộc chiến từ hai phía. Đừng đốt mang đầy tính chân thật bình dị, nhân văn,
tình cảm, mang đầy khí chất dân tộc Việt Nam.
Bộ phim đoạt giải Bông Sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam
lần thứ 16 năm 2009 và giải Cánh Diều vàng năm 2010.

Diễn viên Minh Hương trong phim Đừng đốt

Phim Đừng đốt

Có thể bạn quan tâm:

  • Tìm cây ATM gần nhất
  • Tìm kiếm chi nhánh PGD các Ngân hàng
  • Kiểm tra nợ xấu cá nhân
  • Vay tiền online chỉ cần CMND