Xếp hạng các cách làm đẹp quái dị nhất trong lịch sử

Ngày xưa đã có rất nhiều các phương pháp làm đẹp từ khuôn mặt, tóc tai, đôi mắt, đôi môi….. Có rất nhiều phương pháp làm cho người phụ nữ trở nên xinh đẹp hơn trong mắt người đối diện nhưng cũng có rất nhiều phương pháp làm đẹp kỳ dị mà người xưa áp dụng. Hãy cùng toplist khám phá những chiêu làm đẹp khác biệt đó nhé.

1

Tóc giả phủ bột

Tóc thường có màu phù hợp với nơi sống, như vàng hay trắng, đen… Nhưng thời xưa, những mái tóc giả được phủ bột lại là mốt. Nó là một cách để người đàn ông dùng để che đi chứng hói đầu sớm. Phụ nữ thì thường dùng cách này để tăng phần quyến rũ.

Tóc giả phủ bột

Liên kết: Vay tiền bằng CMND2

Giày chopines

Nếu bạn thấy những đôi giày cao gót của Lady Gaga đã là dị thường thì giày chopines của quý tộc châu Âu trong giai đoạn thế kỷ 15-17 càng khiến bạn phải kinh ngạc.Những đôi chopines dựng đứng này trung bình cao khoảng 50cm, có thể giúp bộ váy lướt thướt của các quý bà không bị lấm bẩn khi đi trên đường phố. Nó đặc biệt thịnh hành ở thành phố Venice của Italy và Tây Ban Nha.

Giaỳ chopines

3

Thân hình đẫy đà

Những người phụ nữ béo tròn thường được khắc họa gợi cảm trong các tác phẩm thời kỳ Phục Hưng. Đây là trào lưu rất phổ biến ở châu Âu, vì họ tin rằng phụ nữ đẹp và quyền quý phải sở hữu cơ thể to béo, khỏe mạnh, với các vòng nở nang.

Đẫy đà mập mạp

4

Ganguro

Xuất hiện ở Nhật Bản vào đầu thập niên 1990, thời trang kiểu ganguro đặc trưng với lối nhuộm da mặt màu nâu đồng bóng loáng. Kết hợp những màu tóc sáng như bạch kim, hồng nhạt hay vàng nâu, son môi và kẻ mắt trắng toát. Kiểu làm đẹp khác thường này tồn tại không lâu, vì nó biến những cô gái “xứ hoa anh đào” xinh đẹp trở thành những cô nàng thổ dân quái lạ.

Làm đẹp ganguro

5

Cổ dài

Một số dân tộc thiểu số ở châu Á và châu Phi vẫn duy trì kiểu làm đẹp kéo dài cổ nhờ những chiếc vòng đồng. Do ảnh hưởng của cách làm đẹp này, cổ của những người phụ nữ này yếu ớt đến mức không nâng nổi đầu và gần như sẽ gãy nếu tháo bộ vòng ra.

Cổ dài

6

Bàn chân gót sen

Chỉ khi có được đôi chân nhỏ nhắn, thon thả thì các thiếu nữ Trung Quốc mới mong lấy được chồng giàu sang.
Quan niệm xuất phát từ điển tích xưa về gót sen vàng của hoàng hậu Triệu Phi Yến đã khiến bao thế hệ phụ nữ ở Trung Quốc phải hủy hoại, làm biến dạng bàn chân của mình ngay từ nhỏ. Trào lưu này thịnh hành gần 1.000 năm trước rồi bị hủy bỏ bởi tác hại lâu dài đối với sức khỏe.

Bó gót chân

7

Da trắng nhợt

Da trắng là trào lưu làm đẹp lớn nhất và gần như xuyên suốt châu Âu từ thời kỳ Trung Cổ đến cận đại. Người dân thời đó tin rằng làn da trắng toát, nhợt nhạt minh chứng cho địa vị quý tộc giàu sang, sung sướng, không phải phơi mình ngoài nắng để làm việc. Việc tắm nắng trong giai đoạn này không phổ biến, thay vào đó, phụ nữ quyền quý dặm rất nhiều phấn thơm màu trắng trên toàn bộ cơ thể. Điều này dễ dàng thấy được qua các tác phẩm hội họa.

Da trắng nhợt nhạt

8

Kẻ mắt Ai Cập

Ngày nay, kẻ mắt là một kiểu làm đẹp rất phổ biến. Nhưng mục đích ban đầu của xu hướng này ở Ai Cập cổ đại không phải để làm đẹp. Sống ở vùng đất khô cằn, nhiều nắng gió ở Bắc Phi, họ tin rằng viền mắt đen sẽ giúp đôi mắt nhìn tốt hơn và giảm bớt sự ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời lên “cửa sổ tâm hồn”.

Kẻ mắt Ai Cập

9

Trán rộng

Hai thế kỉ trước, khi tóc giả thống trị châu Âu, một trào lưu làm đẹp khác cũng chiếm ưu thế, thể hiện rõ trên các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng, đó là để trán rộng.  Bằng mọi cách, phụ nữ quý tộc thời ấy làm cho vầng trán của họ cao rộng hết mức có thể,từ việc nhổ bớt lông mày cho đến kéo hết tóc ra sau, lộ cả đường chân tóc. Nhiều người từng theo trào lưu kì lạ này, trong đó có phụ nữ với nụ cười bí ẩn Mona Lisa.

Trán rộng

Có thể bạn quan tâm:

  • Tìm cây ATM gần nhất
  • Tìm kiếm chi nhánh PGD các Ngân hàng
  • Kiểm tra nợ xấu cá nhân
  • Vay tiền online chỉ cần CMND