Xếp hạng các loại giò ngon nức tiếng không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam

Giò là món ăn truyền thống của người Việt Nam bởi nó vừa dân giã, vừa ngon miệng vừa sang trọng khi tiếp khách. Việt Nam có rất nhiều loại giò ngon được làm từ thịt lợn, thịt bò, thịt gà, thịt ngựa,… Mỗi loại đều có hương vị và đặc trưng riêng của từng nguyên liệu chế biến. Hãy cùng Chúng tôi điểm danh những loại giò ngon nức tiếng để chuẩn bị cho Tết cổ truyền này bạn nhé.

1

Giò lụa

Giò lụa (miền Bắc) hay chả lụa (miền Nam) là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nhất là trên các mâm cỗ. Món ăn vừa thơm ngon, lại thân thuộc, ăn với cơm gạo tám mới hoặc ăn kèm với xôi và bánh. Giò được làm từ hai nguyên liệu cơ bản là thịt lợn nạc giã nhuyễn kết hợp với nước mắm ngon, gói trong lá chuối và luộc chín. Giò lụa được đánh giá là ngon khi khoanh giò có màu trắng hơi ngả sang màu hồng nhạt, bề mặt mịn màng, không khô rắn cũng không mềm nát hay bị bã. Khi bóc giò ra khỏi lá chuối, giò có hương thơm đặc trưng của thịt tươi luộc, cộng với lá chuối tươi, ăn có vị giòn ngon, đậm đà (có thể chấm kèm với một chút nước mắm).

Món giò lụa thơm ngon

Cách làm giò lụa ngon mà vệ sinh

Liên kết: Vay tiền bằng CMND2

Giò xào (giò thủ)

Giò xào (giò thủ) được xem là món ăn truyền thống bắt nguồn từ miền Bắc nước ta. Giò xào được làm từ các bộ phận của đầu lợn (thủ lợn) như: tai, mũi, lưỡi, má,… Các nguyên liệu sau khi được chọn xắt mỏng, xào chín, trộn chung với thịt nạc xay nhuyễn cùng chất kết dính của bì lợn. Những nguyên liệu giòn sực, lại kết hợp cùng với mộc nhĩ sần sật, ăn kèm dưa muối nên giò xào rất dễ ăn và lâu ngán. Món ăn này khá đơn giản nên hầu như từ Bắc vào Nam, nó trở thành một món ngon không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết.

Món giò xào thơm giòn là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết

Cách làm món giò xào (giò thủ) đơn giản

3

Giò hoa ngũ sắc

Giò hoa ngũ sắc là loại giò rất đặc biệt, thơm ngon, hấp dẫn và bổ dưỡng. Sản phẩm thường được sử dụng trong các buổi tiệc như liên hoan, sinh nhật, đám giỗ, đám hỏi, đám cưới,… Bên cạnh đó, sản phẩm còn là món quà ý nghĩa và đặc biệt dành cho người thân, bạn bè của các bạn vào những dịp Lễ, Tết. Giò hoa ngũ sắc chủ yếu được làm thủ công. Nguyên liệu chính của sản phẩm là thịt heo tươi được xay nhuyễn (giò sống). Bên cạnh đó, một hàng trứng vịt muối nhằm tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm.

Ngoài ra, sản phẩm còn được bổ sung thêm cà rốt, mộc nhĩ,… có tác dụng cung cấp vitamin và chất khoáng, tốt cho những người bị cao huyết áp. Sản phẩm được bọc bên ngoài bởi một lớp trứng vịt chiên nên trông rất đẹp mắt. Với việc sử dụng phong phú các loại nguyên liệu vào sản phẩm, gìò hoa ngũ sắc cung cấp nhiều chất bổ cần thiết cho con người, đặc biệt là những acid amin có trong thịt, trứng và các loại củ thích hợp với mọi lứa tuổi.

Giò hoa ngũ sắc hấp dẫn trong mâm cỗ ngày Tết

Hướng dẫn làm giò hoa ngũ sắc cho ngày Tết

4

Giò ngựa

Giò ngựa – đặc sản của núi rừng Tây Bắc chính món quà biếu rất sang trọng, đặc biệt vào dịp Tết mà những người sành ăn vô cùng yêu thích. Giò ngựa quý không chỉ bởi giá trị dinh dưỡng cao mà còn là vị thuốc tự nhiên có lợi cho sức khỏe. Thịt ngựa nạc và ngọt, không dai như thịt bò nên món giò ngựa vì thế mà có độ mềm, thơm ngon, bổ dưỡng hơn, thuyết phục cả những thực khách khó tính nhất.

Tiêu chuẩn cho cây giò ngựa đạt chuẩn trong sản xuất là khi dùng dao cắt ngang quả giò phải không dính dao, miếng giò cắt ra không có màu hồng, mặt giò có lỗ lăn tăn tròn nhỏ, thơm thoang thoảng hương tiêu, dậy trong vị lá chuối rừng Tây Bắc và mùi cỏ khô thoang thoảng như hương cỏ trên thảo nguyên bao la. Với quy trình chế biến ngựa công phu, từ khâu chọn ngựa đến chế biến khi thành phẩm, sản phẩm luôn đảm bảo về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, góp thêm một món ăn ngon trong mâm cỗ ngày Tết của gia đình bạn.

Món giò ngựa được bày biện rất đẹp mắt

5

Giò bò

Giò bò là một trong những món ngon ngày Tết rất hấp dẫn bởi sự thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng. Chế biến thịt bò để làm món giò ngon là cả một quá trình khéo léo và tỉ mỉ. Để làm giò bò, thịt bò và thịt nạc heo mua về phải lọc gân thật sạch, cắt thành từng miếng để quá trình xay thịt làm giò diễn ra nhanh hơn, tránh làm nóng giò. Khi chọn thịt bò làm giò, nên chọn mua loại thịt dẻo, mềm, sờ có độ đàn hồi. Mỡ khổ rửa sạch để trong tủ đá cho cứng lại, trước khi làm, dùng dao chặt ra từng miếng nhỏ.

Sau đó cho nguyên liệu cùng gia vị (mước mắm, muối, bột ngọt, tiêu, tỏi, thì là) vào xay nhuyễn. Đây là một quá trình quan trọng đòi hỏi người xay phải quan sát kĩ, khi nào giò đạt đến độ chảy thì dừng lại. Công đoạn bó giò và luộc giò cũng cần có kĩ thuật. Giò bò đạt chuẩn là khi món ăn có mùi thơm hạt tiêu, có màu hồng của thịt, ăn với cơm nóng hoặc bánh chưng sẽ rất tuyệt.

Món giò bò ngon nức tiếng, giàu chất dinh dưỡng

Hướng dẫn cách làm giò bò ngon

6

Giò gà

Tết này, thay vì các loại giò được chế biến từ thịt lợn, bạn có thể thay đổi khẩu vị cho cả gia đình bằng món giò gà, vừa mới lạ, lại giàu chất dinh dưỡng và không kém phần ngon miệng, lại ăn mãi mà không ngán. Cách làm món giò gà không hề khó, trái lại nó rất đơn giản, an toàn thực phẩm, không chất bảo quản, mang lại sức khỏe tốt cho gia đình mỗi dịp Tết về.

Nguyên liệu chính để gói giò chính là đùi gà. Đùi gà sau khi rửa sạch, dùng dao sắc lọc bỏ phần xương, xắt thịt thành miếng dày 2 cm. Tai lợn luộc sơ, xắt miếng vừa ăn. Sau đó xào thịt gà và tai heo cho săn lại, có thể kèm theo nấm hương, mộc nhĩ hoặc chỉ cần nêm gia vị nước mắm, hạt tiêu ngon và bột ngọt là được. Cho hỗn hợp vừa xào vào giò sống giã nhuyễn cho quyện lại, sau đó nêm tiếp gia vị lần 2 là có thể bỏ ra gói cùng với lá chuối. Cho giò gà vào nồi đun sôi khoảng 40 – 50 phút, lấy ra, xối nước lạnh để nguội và cho vào tủ lạnh dùng dần.

Thưởng thức món giò gà được làm từ thịt gà thơm ngon, đặc trưng

Cách làm giò gà mịn như giò lụa

7

Giò bì

Giò bì cũng là một trong những loại giò được chế biến từ thịt lợn và là món ăn ngon phổ biến ngày Tết. Tuy nhiên không phải ai cũng biết làm món ăn này. Nguyên liệu để làm giò bì, đúng theo tên gọi của nó, bao gồm bì heo (da lợn), thịt nạc, nước mắm nhĩ loại ngon. Phần bì sau khi đã làm sạch sẽ được luộc chín, xắt mỏng như sợi chỉ. Thịt nạc bỏ vào cối, giã nhuyễn bằng tay. Sau đó, trộn chung với các loại gia vị cho thấm. Những chiếc giò bì sau khi luộc, để nguội sẽ trở nên săn chắc trong tấm lá chuối xanh cùng mùi thơm thoang thoảng. Giò bì có độ giòn và dai đặc trưng nên rất thích hợp để nhâm nhi với cánh mày râu.

Món giò bì trông rất hấp dẫn

Cách làm giò bì Phố Xuôi – Hưng Yên

8

Giò me

Người ta thường tìm mua những món quà quê, đặc sản để biếu nhau trong ngày Tết. Giò me được gói gọn gàng, nhỏ gọn, tiện lợi món quà biếu rất ý nghĩa, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Món đặc sản thơm ngon này có nhiều ở Nghệ An. Giò me làm từ quả me hay con me (con bê) được nuôi nhiều ở các vùng núi như: Nam Đàn, Đô Lương, Thanh Chương.

Những miếng thịt me phải dài từ 15cm (thịt của con bê dưới 1 tuổi) trộn đều với các gia vị như: hạt tiêu, thảo quả, nước mắm nguyên chất, trứng gà ri để hương vị của thịt trở nên đậm đà. Sau khi ướp khoảng 3 – 5 tiếng thì bắt đầu gói giò. Giò được bó chặt gồm hai loại: 0,5 kg và 1 kg, hấp trong thời gian 4 tiếng. Phải cho lửa vừa, đều thì mới đảm bảo giò chín đúng giờ. Nếu hấp quá thời gian thì miếng giò bị mềm đi, giảm độ ngọt của thịt. Giò me vớt ra để nguội, gói giấy bọc ở ngoài, cho vào tủ đông khoảng nửa ngày thì ăn là ngon nhất.

Cách làm giò me – Đặc sản Nghệ An

Có thể bạn quan tâm:

  • Tìm cây ATM gần nhất
  • Tìm kiếm chi nhánh PGD các Ngân hàng
  • Kiểm tra nợ xấu cá nhân
  • Vay tiền online chỉ cần CMND