Xếp hạng các phong tục đặc sắc của Tết Cổ Truyền Việt Nam

Nhắc đến Tết Cổ Truyền Việt Nam không thể không nhắc tới những phong tục tập quán lâu đời từ ngàn đời xưa. Hãy cùng mình điểm qua top phong tục đặc sắc của Tết Cổ Truyền Việt Nam nhé!

1

Tiễn ông Công, ông Táo về trời

Hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người Việt ta có lễ tiễn ông Công,
ông Táo về trời để báo cáo cho Ngọc Hoàng biết chuyện làm ăn của gia đình trong
năm đó. Vào ngày này, nhà nhà đều phải chuẩn bị
lễ vật như hoa quả, mũ áo, vàng mã bằng giấy sau khi cúng lễ xong, các gia đình
đều cúng con cá chép rồi đem thả ra sông hay ra ao, hồ… với quan niệm
“cá chép hóa rồng” để đưa ông Công, ông Táo lên chầu trời cầu mong sự
thăng hoa để đi tới thành công.

Lễ cúng ông Công, ông Táo

Liên kết: Vay tiền bằng CMND2

Xin chữ đầu xuân

Theo tục lệ người Việt Nam; mỗi đợt Tết đến xuân về, không kể
già trẻ, gái trai, thường đi xin chữ cầu may cho một năm mới an lành hạnh
phúc. Những người cho chữ là bậc nho sĩ, thầy đồ, học rộng biết nhiều, hiền
tài, đức độ. Xin chữ là phong tục tốt đẹp vẫn được
giữ gìn tại đất nước ta, thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo của người dân
Việt. Vì
vậy, phong tục xin chữ đầu năm từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa không thể
thiếu trong những ngày Tết Cổ Truyền của dân tộc. Ngày nay việc xin chữ đầu năm
ngày một phổ biến ở khắp nơi, một số địa điểm cho chữ như: Văn Miếu Quốc Tử
Giám…

Các bạn nhỏ nô nức đi xin chữ đầu năm

3

Ăn tất niên cuối năm

Để kết thúc một năm, chuẩn bị
đón chào những ngày năm mới, các gia đình tại Việt Nam thường tổ chức một bữa
cơm cuối năm, đây là một phong tục không thể thiếu trong Tết Cổ Truyền Việt
Nam, thường diễn ra vào ngày 30 tháng chạp(29 tháng chạp nếu là tháng thiếu). Không chỉ là ngày các thành viên
trong gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên, tất niên ngày nay
còn là nơi gặp mặt bạn bè, cùng nhau cùng nhau đón giao thừa chào đón năm mới,
nên tất niên là một phong tục không thể thiếu của người dân Việt.

Mọi người vui vẻ ăn uống trong tiệc tất niên của Công Ty

4

Chúc Tết

Sáng mồng một Tết, các
thành viên trong gia đình thường sum vầy, tụ họp đầy đủ tại nhà ông bà, cha mẹ
để làm lễ cúng lạy tổ tiên, mừng nhau tuổi mới. Đó là thời gian bày tỏ sự thương yêu
thắm thiết và mong muốn cho mọi người được như ý. “Mùng 1 tế cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3
tết thấy “trong ba ngày Tết này, mọi người thường đến những nhà thân thuộc hoặc
những người có ơn với mình để đi chúc Tết và mừng tuổi gia chủ; sau đó xin lễ ở
bàn thờ Tổ tiên của gia chủ. Ngày nay do thời gian eo hẹp hay khoảng cách xa xôi
nên phong nay tục này ngày càng ít đi thay vào đó là những tấm thiệp chào xuân,
những cuộc điện thoại chúc mừng năm mới.

Con cái chúc tết cha mẹ

5

Tục tảo mộ trước Tết

Để tưởng nhớ những người đã mất,
trước khi sang năm mới người ta thường đi thăm viếng, vun lại những nấm mồ,
phát cỏ dại, sửa sang, tu bổ mộ phần những người quá cố trong gia đình với mong
muốn họ sẽ được mát vẻ và mang lại bình an cho gia đình mình. Phong tục này đã
có từ lâu trong đời sống tâm linh của người dân Việt.

Người người nhộn nhịp đi tảo mộ trước tểt

6

Tục xông đất đầu năm

“Đầu xuôi thì đuôi lọt” đã trở thành
quan niêm của người Việt và theo quan niệm dân gian của người Việt, một năm mới
bắt đầu từ mồng Một Tết, người khách đầu
tiên đến thăm gia chủ trong năm mới là người “xông đất”, là sứ giả đem may mắn
tới cho gia chủ, có ảnh hưởng quan trọng đến cả năm của gia chủ. Do đó tục nhờ
người xông đất  từ đây đã trở nên phổ
biến. Gia chủ thường tìm những người có tuổi hợp với mình, có nhân phẩm, có đạo
đức để nhờ xông đất đầu năm.

Xông đất đầu xuân

7

Lì xì đầu năm

Lì xì đầu năm là phong tục văn hóa tốt đẹp của người Việt,
với mong muốn gắn kết mọi người với nhau hơn, sự hy
vọng vào một năm mới ấm áp, an lành và gặp thật nhiều may mắn.  Phong bao lì xì là tượng trưng cho sự kín đáo, không so
bì hơn thua, để tránh dẫn đến những xích mích. Màu đỏ của chiếc bao lì xì tượng
trưng cho màu như ý, cát tường, thịnh vượng trong suốt cả năm. Hơn
nữa, phong bao lì xì còn tượng trưng cho tài lộc, người ta nhận được hay cho đi
càng nhiều bao lì xì sẽ đem lại hạnh phúc và tài
lộc trong suốt cả năm. Cách đón Tết nay và Tết xưa của người Việt đã có ít
nhiều thay đổi, nhưng lì xì vẫn là một nét văn hóa đẹp và không thể thiếu trong
Tết Cổ Truyền của người Việt Nam.

Lì xì một nét văn hóa không thể thiếu của người Việt

Có thể bạn quan tâm:

  • Tìm cây ATM gần nhất
  • Tìm kiếm chi nhánh PGD các Ngân hàng
  • Kiểm tra nợ xấu cá nhân
  • Vay tiền online chỉ cần CMND