Xếp hạng các sự kiện công nghệ thông tin nổi bật nhất 2016

Năm 2016 đã kết thúc với hàng loạt những biến động và lĩnh vực công nghệ thông tin cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều. Hãy cùng nhìn lại những sự kiện công nghệ nổi bật nhất đã diễn ra trong năm 2016 nhé.

1

Mạng xã hội tác động đến kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ

Mạng xã hội gần như là một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại và nó có tác động đến rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Thậm chí trong đợt bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua, kết quả đã phần nào bị ảnh hưởng từ những tin đồn lan truyền trên mạng xã hội.

Rất nhiều tin tức giả mạo, không chính xác, gây ảnh hưởng xấu cho ứng viên Tổng thống đã được lan truyền trên 2 mạng xã hội lớn nhất: Facebook và Twitter. Điều này tác động đến quyết định bỏ phiếu của các cử tri, khiến kết quả bầu cử bị thay đổi và những lần khảo sát trước đó trở nên không còn chính xác.

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ bị tác động bởi mạng xã hội

Liên kết: Vay tiền bằng CMND2

Sự cố Galaxy Note 7 của Samsung

Samsung đã có khởi đầu năm 2016 cực kỳ thuận lợi khi bộ đôi S7/S7 Edge thành công rực rỡ. Và như thường lệ, Samsung tiếp tục giới thiệu phiên bản mới của chiếc Galaxy Note. Phiên bản Note 7 với thiết kế cực kỳ cao cấp và những tính năng hiện đại được thế giới công nghệ lẫn người dùng đánh giá rất cao.

Tuy nhiên kể từ đây cơn ác mộng của Samsung bắt đầu khi những trường hợp phát nổ đầu tiên trên chiếc Galaxy Note 7 được công bố kèm theo bằng chứng. Samsung rất cố gắng khắc phục khi cho thu hồi các sản phẩm Note 7 bị lỗi và đổi mới cho người dùng. Hãng cũng thừa nhận Note 7 đang gặp sự cố về pin và cho ra mắt bản cập nhật phần mềm sửa lỗi.

Tuy nhiên, những trường hợp cháy nổ trên chiếc Note 7 càng lúc càng xuất hiện nhiều hơn, tới mức “siêu phẩm” của Samsung bị cấm mang lên máy bay. Hãng không còn cách nào khác ngoài việc thu hồi toàn bộ Galaxy Note 7 trên toàn cầu và khai tử luôn sản phẩm này. Tính đến nay thiệt hại Galaxy Note 7 gây ra cho Samsung khoảng 5 tỉ USD, phần lớn là sử dụng để thu hồi và khắc phục những hậu quả.

Sự cố Galaxy Note 7 gây thiệt hại cho Samsung lên đến 5 tỉ USD

3

BlackBerry không còn tự sản xuất điện thoại

Từng được sánh ngang hàng với huyền thoại Nokia vào giai đoạn khi điện thoại chưa còn phổ biến, nhưng sự ra đời của iPhone và các smartphone chạy Android khiến cho BlackBerry tiếp bước Nokia biến mất trên thị trường. 

Tháng 9/2016, BlackBerry thông báo đóng cửa bộ phận kinh doanh di động và ngừng sản xuất điện thoại. Thương hiệu BlackBerry sẽ không bị khai tử, thay vào đó hãng sẽ trao quyền thiết kế, phát triển và bán sản phẩm mang thương hiệu cho một đối tác khác. Cách làm này của BlackBerry giống với việc Nokia bán mình cho Microsoft trước kia. Điều này sẽ giúp BlackBerry không biến mất hoàn toàn nhưng sẽ “mất chất” rất nhiều so với trước kia.

BlackBerry đã không còn tự mình sản xuất điện thoại

4

Thực tế ảo VR ở khắp nơi nhưng chẳng ở đâu

Chúng ta đã được thấy các ông lớn Samsung, Google, Facebook lao vào cuộc chiến thực tế ảo với hàng loạt những sản phẩm được giới thiệu đến công chúng. Không dừng lại ở đó, các hãng khác cũng chạy đua với công nghệ thực tế ảo, có thể kể đến như: Oculus Rift, HTC Vive, Playstation VR. Nhưng rồi tất cả những gì người tiêu dùng cảm nhận chỉ là VR rất tuyệt, nhưng ở trong tương lai chứ không phải hiện tại.

Những sản phẩm VR trên thị trường hiện nay chưa thực sự chứng minh được công dụng hữu ích của chúng trong cuộc sống của người tiêu dùng. Hầu hết đều chỉ dừng lại ở mức độ thử nghiệm, dùng thử. VR sẽ cần thêm rất nhiều thời gian khi mà những ứng dụng, nội dung số hiện nay có thể hiển thị rất tuyệt vời đáp ứng nhu cầu của người dùng mà không cần đến VR.

VR là công nghệ dành cho tương lai, không phải hiện tại

5

Năm của các Hacker

Năm 2016 có thể gọi là “năm của các Hacker” khi ghi nhận các vụ tấn công mạng với quy mô lớn diễn ra liên tục. Các vụ tấn công chủ yếu tập trung vào những tài khoản mạng xã hội của người nổi tiếng, những tài khoản email của những người làm việc trong chính phủ. Nổi bật nhất có thể kể đến sự việc Yahoo bị các Hacker lấy cắp thông tin dữ liệu của rất nhiều người dùng, gây nên làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng công nghệ.

Trong tương lai, các vụ tấn công có thể sẽ nhiều hơn, tinh vi hơn, thiệt hại nặng hơn khi mà tốc độ phát triển công nghệ nhanh đồng nghĩa các Hacker sẽ có thêm những “vũ khí” lợi hại hơn.

Các vụ tấn công an ninh mạng có thể sẽ diễn ra nhiều hơn trong năm 2017

6

Cơn sốt Pokemon GO toàn thế giới

Pokemon là một tượng đài lâu năm của Nintendo và không ít người luôn mong ước sẽ được tham gia phiêu lưu săn lùng Pokemon ở ngoài đời thực. Nintendo cùng Niantic Labs cuối cùng đã biến ước mơ của các game thủ thành hiện thực, khi trình làng game thực tế ảo Pokemon GO. Game sử dụng camera sau của thiết bị và cảm biến để chuyển thế giới thực thành nơi sống cho Pokemon. Người chơi sẽ tìm được Pokemon theo đúng hệ vật lý tại thế giới thực, ví dụ như Pokemon hệ nước tại sông hồ, Pokemon hệ cỏ tại bụi cây, Pokemon hệ ma tại nơi có bóng tối…

Cách chơi độc đáo chưa từng có bắt game thủ phải thực sự vận động để tìm kiếm Pokemon quý hiếm đã nhanh chóng tạo nên cơn sốt toàn cầu. Thời điểm đó, không khó để bắt gặp hình ảnh một người cầm điện thoại đi lang thang và liên tục nhìn vào màn hình để tìm Pokemon. Rất nhiều tình huống “dở khóc dở cười” đã xảy ra khi các game thủ đi bắt Pokemon, kèm theo đó là những tai nạn giao thông vì nhiều người mải săn Pokemon. Nhiều quốc gia đã ban hành lệnh cấm trò chơi này để tránh tình trạng hỗn loạn. Tuy nhiên cơn sốt Pokemon GO cũng không duy trì được lâu dài vì nạn hack tọa độ, hack đếm bước chân, bug game… 

Pokemon GO đã từng gây nên cơn sốt trên toàn cầu

7

Cuộc chiến không hồi kết: Apple vs FBI

Năm 2016, Apple được FBI yêu cầu hợp tác mở khóa chiếc iPhone của một nghi phạm khủng bố để khai thác thông tin. Tuy nhiên, để giữ lại lòng tin từ phía người tiêu dùng, Apple đã từ chối giúp FBI, để chứng minh hãng sẽ bảo vệ dữ liệu trên các thiết bị iOS đến cùng. 

Apple đã phải hứng chịu vô số những lời chỉ trích từ các chính trị gia, họ cho rằng hành động của Apple là “vô tâm” vì đã không giúp FBI điều tra chống khủng bố. Đổi lại Apple giữ được niềm tin tuyệt đối từ người tiêu dùng, còn FBI phải nhờ một bên thứ 3 để mở khóa chiếc iPhone của nghi phạm để lấy các dữ liệu có trong đó.

Apple vs FBI

8

Livestream mọi lúc mọi nơi

Tính năng Livestream – phát sóng trực tuyến là thành tựu lớn nhất của Facebook trong năm 2016. Người dùng Facebook có thể chia sẻ sự kiện đang diễn ra mọi lúc mọi nơi với toàn bộ bạn bè trên Facebook. Thậm chí mới đây, NASA đã livestream hình ảnh vũ trụ từ trạm không gian của họ, cho những người sử dụng Facebook thấy được bên ngoài vũ trụ trông như thế nào.

Chỉ với chiếc smartphone có kết nối Internet, mỗi người dùng Facebook có thể trở thành một kênh truyền hình di động. Việc cung cấp nội dung, hình ảnh không còn là độc quyền của các hãng tin tức và Đài truyền hình. Điều này dẫn đến giả thuyết về cuộc chiến giữa mạng xã hội và ngành truyền hình truyền thống.

Livestream mọi lúc mọi nơi với tất cả mọi người

9

AI (trí tuệ nhân tạo) lần đầu chiến thắng con người

Năm 2016 đánh dấu bước phát triển đột phá trong công nghệ AI (Artificial Intelligence – trí thông minh nhân tạo). Bằng chứng là phần mềm Alpha Go đã đánh bại các kiện tướng đẳng cấp quốc tế của môn cờ vây. 

Alpha Go là AI được phát triển bởi Google, hoạt động với cơ chế nghiên cứu hàng triệu nước cờ từ các trận đấu của con người để đưa ra phán đoán diễn biến nước đi của đối thủ. Từ đó, Alpha Go có khả năng tự chọn lọc những nước cờ có khả năng đánh bại con người cao nhất.

Trận đấu giữa Alpha Go và kiện tướng cờ vây đẳng cấp quốc tế

10

Những thương vụ M&A đình đám

Năm 2016 đã chứng kiến nhiều thương vụ M&A (mua bán và sáp nhập) cực kỳ đình đám trong giới công nghệ truyền thông. Nổi bật nhất là thương vụ nhà mạng AT&T của Nhật chi ra 85 tỉ USD để mua lại hãng truyền thông Time Warner. Vụ mua bán này giúp “đại gia” ngành viễn thông AT&T quy mô vốn đã rất lớn nay càng trở nên lớn hơn.

Ngoài ra, có thể kể đến Foxconn chi 3,5 tỉ USD để mua lại hãng công nghệ nổi tiếng một thời của Nhật Bản: Sharp. Nhiều người đánh giá Foxconn đã mua được Sharp với giá quá hời. Nhà mạng Verizon của Mỹ cũng chi ra 4,8 tỉ USD để mua lại “tượng đài một thời” Yahoo.

AT&T đã lớn nay càng lớn hơn

Có thể bạn quan tâm:

  • Tìm cây ATM gần nhất
  • Tìm kiếm chi nhánh PGD các Ngân hàng
  • Kiểm tra nợ xấu cá nhân
  • Vay tiền online chỉ cần CMND