Xếp hạng các Sự thật đằng sau bộ phim Tây Du Ký

Tây Du Ký- bộ phim dài tập Trung Quốc đã trở nên bất hủ trong lòng nhiều thế hệ người xem châu Á. Từ người lớn đến trẻ em, từ người già đến người trẻ. Bộ phim đã đạt đến đỉnh cao của thể loại phim truyền hình những năm 80. Đến nay, Tây Du Ký được biến tấu thành nhiều phiên bản khác nhau. Nhưng xét cho cùng thì phiên bản Tây Du Ký 1986 đầu tiên vẫn luôn là tượng đài vĩ đại của điện ảnh Trung Hoa. Tuy nhiên, đằng sau sự thành công cực kì vang dội của nó thì ắt hẳn sẽ có nhiều điều mà có thể các khán giả của “thầy trò Đ

1

“Nước thánh” thực chất là… bia hơi

Trong tập phim “Đấu
phép hạ tam quái”, người xem chắc chắn không ít lần phải “ôm bụng” với những
pha đại náo của ba vị huynh đệ Ngộ Không, Sa Tăng, Trư Bát Giới ở điện Tam
Thanh mà đặc biệt là chi tiết ba huynh đệ tè vào ba chiếc bình để ban nước
thánh cho ba yêu đạo là Hổ Lực, Dương Lực và Lộc Lực nhưng sau đó phát hiện ra
đây chỉ là nước tiểu của khỉ và heo (của Tề Thiên và Bát Giới tè vào). Nhưng sự
thật thì, những ly “nước thánh” đó lại chính là bia hơi vì có màu vàng cộng với
bọt khí hao hao như nước tiểu.

Liên kết: Vay tiền bằng CMND2

Một người đóng nhiều vai

Một bí mật khác trong
bộ sưu tập những sự thật có thể bạn chưa biết về Tây Du Ký, đó là cách mà đoàn
làm phim đã tiết kiệm chi phí sản xuất bằng việc tận dụng lại các diễn viên
chính cho những vai phụ. Mã Đức Hoa thủ vai chính là Trư Bát Giới, bên cạnh đó, anh còn hóa thân thêm vào 7 vai phụ khác như vua, yêu quái,
người dân thường, lính cai…

3

Công tác làm phim gặp nhiều khó khăn

Trong phim, không chỉ 4 thầy trò Đường Tăng gặp nạn suốt hành
trình đi thỉnh kinh, mà ở ngoài đời, đoàn làm phim cũng không ít lần gặp những
trở ngại, khó khăn.

Kiếp nạn thứ nhất: lũ cuốn làm hỏng đường

Sau khi kết thúc
cảnh quay ở núi Trường Bạch, đoàn làm phim khăn gói quả mướp trở lại Cát Lâm để
về Bắc Kinh. Nhưng hỏi thăm người dân thì đoàn mới hay, mấy ngày nay Cát Lâm có
bão, các đường nội tỉnh bị lũ cuốn phá hỏng nặng nề, hai cây cầu duy nhất để đi
tới Cát Lâm đều bị mưa lũ tàn phá nên còn đang sửa chữa, xe cộ không thể qua
lại. Cả đoàn lo lắng, băn khoăn, phân vân giữa việc đi hay ở. Cuối cùng đạo
diễn Dương Khiết phải quyết định đi bằng con đường núi. Đoàn làm phim có cả
thảy 3 xe lầm lũi khó nhọc vượt những chặng đường đất bùn nhão. Bên dưới núi,
toàn bộ tỉnh Cát Lâm ngập trong biển nước mênh mông sau khi cơn đại hồng thủy
đi qua.

Kiếp nạn thứ 2: Cầu bị sập không thể qua sông

Nhọc nhằn lắm cả xe
và người mới đến được một thôn nhỏ là Nhị Đạo Hà Tử, nhà cửa đều ngập trong
nước lũ đục ngầu. Thế rồi một cây cầu gỗ để đi qua cũng bị lũ nuốt cuốn trôi
nên đoàn phim có ý định sửa cầu. Thấy vậy, dân làng nhiệt tình hưởng ứng, phụ
giúp đoàn phim. Người kiếm gậy, người kiếm gỗ, dây buộc lắp ghép lại để làm nên
một cây cầu tạm. Sau những nỗ lực, cố gắng, ba chiếc xe hàng đã vượt sông thành
công trong sự hạnh phúc, vui mừng khó tả của cả đoàn và người dân.

Kiếp nạn thứ 3: Khiêng đá vá đường

Đoàn xe lại tiếp tục
cuộc hành trình, nhưng lại một thử thách nữa đến với họ khi trước mặt là một
con sông lớn “ngoạm” luôn đường đi mất tiêu. Chỉ có duy nhất cây cầu đá nguyên
khối còn trụ lại hiên ngang. Nhưng đoạn tiếp giáp giữa chân cầu với con đường
đang đứng bị nước lũ xoáy một hõm sâu hơn nửa mét. Nếu mạo hiểm băng qua thì sẽ
rất thảm họa. Quá chán nản, ai cũng thở dài ngao ngán. Lúc này nhiếp ảnh Cao
Qúy Tường bất ngờ reo lên và chỉ tay về phía tảng đá lớn ven đường cách đó
không xa: “Có rồi, dùng tảng đá kia chèn xuống là được.” Ngay lập tức, nữ đạo
diễn Dương Khiết chủ động dẫn đầu, xắn gấu quần lội bùn và tất cả mọi người
trong đoàn tất thảy làm theo. Mặt mũi người nào người nấy đều lấm lem bùn đất
nhưng bất chấp nghịch cảnh để mong muốn được thông xe. Sau một giờ nỗ lực, tảng
đá được lấp lại ngay ngắn, ba chiếc xe lại tiếp tục vượt qua một cách an toàn
trong niềm vui, sự sung sướng của cả đoàn.

4

Tận dụng dây cáp, dây thừng đến mức tối đa

Quay phim Vương Sùng Thu và đạo diễn Dương Khiết là vợ chồng, họ cùng đoàn làm phim Tây du ký ra Bắc vào Nam chừng 6 năm. Bận bịu công việc, họ không có thời gian chăm nom con gái mới 12 tuổi.
Do kinh phí sản xuất phim eo hẹp, họ phải cố gắng tiết kiệm, tận dụng dây cáp treo, dây thừng đến mức tối đa có thể, nên có thể nói cáp treo, dây thừng là một trong những vận dụng nguy hiểm nhất của đoàn làm phim. Một lần, “Sa Tăng” Diêm Hoài Lễ nặng tới 85kg đang treo mình lơ lửng trên không thì bất ngờ dây cáp bị đứt, khiến anh rơi trúng người quay phim là Vương Sùng Thi, khiến ông bị ngất, làm cả đoàn làm phim nháo nhào lo sợ.

5

Tạo hình yêu tinh nhện

Trong tập 21 – Rơi
vào động Bàn Tơ, đạo diễn Dương Khiết đã yêu cầu các con nhện phải có 7 màu sắc
khác biệt trùng với trang phục 7 yêu nữ nhện đang mặc. Bên cạnh đó các con nhện
phải thật sống động, các hoạt động phải ăn khớp với động tác của các diễn viên.
Sau khi thử nghiệm phương án dùng động cơ điện đặt dưới bụng của các con nhện
mô hình, hay lắp bộ phận ròng rọc để có cử động như thật nhưng không khả thi,
rắc rối, thì đoàn làm phim quay lại với cách làm thủ công là sử dụng cần câu và
dây câu cá để làm dụng cụ điều khiển các con nhện khổng lồ, kết hợp với chất
liệu tạo hình các con nhện từ khung tre, dây thép, vải nỉ sơn màu khác nhau thì
đã tạo được thành quả là một bầy nhện hoàn hảo, có con nhỏ, con lớn, không con
nào giống con nào. 

6

Kinh phí làm phim

Đằng sau sự thành
công không tưởng, ánh hào quang vô cùng chói sáng mà bộ phim Tây Du Ký đạt được
thì một sự thật rằng, giá trị catse của các diễn viên cũng như kinh phí làm
phim lại rất eo hẹp. Các diễn viên trong phim đóng vì sự đam mê và nhiệt huyết
là chính chứ không hề rủng rỉnh tiền bạc. Lục Tiểu Linh Đồng cho biết vai Tôn
Ngộ Không của ông chỉ nhận được 70 – 80 tệ tương đương 230 đến 260 VNĐ lúc bấy
giờ cho mỗi tập phim, với các diễn viên khác thì thấp hơn.

Vào những năm 80,
điều kiện cơ sở vật chất, còn rất hạn chế, nghèo nàn, lạc hậu. Đến bữa cơm của
đoàn phim cũng khó khăn vô cùng. Ở những nơi chi phí sinh hoạt cao như Quảng
Châu thì sẽ không đủ tiền ăn, nhất là đối với những người sức dài vai rộng. Vì
vậy, đạo diễn Dương Khiết đã không ngại ngần, sẵn sàng bỏ tiền túi để cả thành
viên đoàn được ăn no.

Nhân lực lúc đó cũng
còn thiếu thốn. Như đã đề cập ở các mục trước, một người ôm nhiều vai, kể cả
người trong đoàn không phải là diễn viên của tận dụng luôn.

Kinh phí làm phim rất
eo hẹp, tuy nhiên ai nấy cũng đều làm việc rất có tâm và dốc hết sức mình. Đạo
diễn Dương Khiết cũng vô cùng tỉ mỉ với những cảnh quay, sau khi quay xong mọi
người cùng nhau xem lại để phân tích và góp ý, có khi phải quay lại những cái
liếc mắt, ngoái đầu sao cho tự nhiên nhất. Đoàn phim mất chưa tới 6 triệu Nhân
Dân Tệ (khoảng 20 tỷ) cho một bộ phim truyền hình nhiều tập làm ròng rã 6 năm. 

7

Vai diễn Tôn Ngộ Không

Là nhân vật chính
của phim Tây Du Ký do nam diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng đóng ở phiên bản phim
đầu tiên. Nhưng không phải ai cũng biết, người đầu tiên đóng vai Tôn Ngộ Không không
phải là Lục Tiểu Linh Đồng mà lại là anh trai ông- Tiểu Lục Linh Đồng. Ngộ
Không đầu tiên đã thể hiện vai diễn rất tốt cho đến khi hết tập phim “Ba lần
đánh Bạch Cốt Tinh” thì ông bất ngờ bị bệnh máu trắng rồi qua đời. Lúc này, bố
ông là Lục Linh Đồng đã giới thiệu cậu em là Lục Tiểu Linh Đồng đóng thế vai
anh. Và vẫn nối tiếp sự xuất sắc của người anh trai, Lục Tiểu Linh Đồng vẫn làm
rất tốt và để lại ấn tượng khó phai cho khán giả với vai chính của mình. 

8

Vai diễn Đường Tăng trải qua 3 lần thay người

Đường Tăng trong
phim là nhà sư có diện mạo khôi ngô, tuấn tú và phúc hậu. Vai diễn này cũng bị
thay đổi tới 3 người. Diễn viên đầu tiên được chọn là Uông Việt – một chàng trai
có gương mặt thư sinh đang học năm cuối khoa diễn xuất. Sau khi khởi quay được
ba tập phim Tây Du Ký, Uông Việt bắt đầu cảm thấy nản vì mục tiêu anh muốn
hướng tới không phải loại phim truyền hình dài tập mà là phim điện ảnh. Sau đó,
đạo diễn Dương Khiết cũng đã chấp thuận nguyện của anh.

Sau đó nữ đạo diễn
đã chọn Từ Thiếu Hoa để làm Đường Tăng, mặc dù anh vốn dĩ đã được phân đóng vai
Đông Hải Long Vương, kiêm thêm Bạch Long Mã. Nhưng lại một lần nữa Từ Thiếu Hoa
cũng không thể đến “Tây Trúc thỉnh kinh” vì quyết định học tiếp đại học, anh
chỉ đóng được 8 tập phim sau đó chuyển vai cho Trì Trọng Thoại.

Đối với Trì Trọng
Thoại, cuộc đời diễn xuất của anh chưa đến 10 vai diễn nhưng với việc hóa thân
thành Tam Tạng Huyền Trang, anh đã tỏa sáng và trở thành một trong những ngôi
sao điện ảnh nổi tiếng Trung Quốc.

9

Thay đổi diễn viên

Phần 2 của Tây Du Ký
được bấm máy vào ngày 1 tháng 6 năm 1997. Thế nhưng, khi trở về Trung Quốc, đoàn
làm phim đã phải gạch tên Mã Đức Hoa vai Trư Bát Giới và Diêm Hoài Lễ vai Sa
Tăng vì lý do tuổi tác, sức khỏe. Chính đạo diễn Dương Khiết cũng cảm thấy bất
lực vì đó là chỉ thị của cấp trên. Mặc dù được thay thế bằng hai diễn viên
khác, nhưng hình ảnh về chàng Bát Giới ham ăn, háo sắc và sư đệ Sa Tăng thật
thà, chăm chỉ vẫn còn để lại dấu ấn mạnh mẽ, khó phai pha chút tiếc nuối trong
lòng khán giả ở phần một.

10

Tề Thiên Đại Thánh thực chất bị cận nặng

Trong phim Tây Du
Ký,  độc giả có thể thấy được một Tôn Ngộ
Không (Lục Tiểu Linh Đồng) thần thông, siêu phàm, có thể nhìn thấu được yêu
quái, nhìn xuyên qua vách tường rất ấn tượng. Nhưng, đâu mấy ai để ý rằng, thực
chất, ở trên phim, Ngộ Không sở hữu thị lực siêu phàm bao nhiêu thì ở ngoài đời,
thị lực của anh chàng này… lại ngược lại bấy nhiêu. Bằng chứng là, trong các
cảnh quay hành động của Lão Tôn, đã có nhiều lần anh phang gậy trúng đầu các
bạn diễn, khiến ai cũng sợ hãi và không dám đóng cùng anh. Đạo diễn Dương Khiết
nghi ngờ và gặng hỏi mãi thì “Ngộ Không” mới tiết lộ rằng, thực chất, anh bị
cận… tới 6 độ, nhưng vì quá mê vai diễn này nên bất chấp cận 6 độ cũng giấu
biệt luôn. Anh cũng không thèm đeo kính áp tròng vì thấy không thoải mái.

Có thể bạn quan tâm:

  • Tìm cây ATM gần nhất
  • Tìm kiếm chi nhánh PGD các Ngân hàng
  • Kiểm tra nợ xấu cá nhân
  • Vay tiền online chỉ cần CMND