Xếp hạng các ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán bạn nên biết

Ngày Tết Nguyên Đán là thời khắc giao hòa giữa năm cũ và năm mới, là sự khởi đầu cho những hương sắc tân niên, cây trái đâm chồi nảy lộc, nhà nhà phát tài, sung túc, Thiên – Địa – Nhân hài hòa cùng sự trường tồn vĩnh cửu. Đồng thời, Tết còn là những ngày người Việt ta hướng về cội nguồn, tổ tiên.
Chính vì là một dịp quan trọng cho sự khởi đầu, cho biết bao niềm tin yêu, sự may mắn cùng những mong ước, nguyện cầu chân thành nên ngày Tết Nguyên Đán mang nhiều ý nghĩa nhân văn và sâu xa nhất so với những ngày lễ khác trong năm. Sau

1

Ngày sum họp, đoàn viên

Tết Nguyên Đán là một dịp nghỉ có lẽ là dài nhất trong năm. Vì
vậy, mọi người có thời gian tạm gác công việc chính, về quê thăm gia đình, cùng
sum họp, đoàn viên bên nhau sau một năm dài xa cách bôn ba vì miếng cơm manh
áo. Những khoảnh khắc sum vầy, đoàn tụ thành viên trong gia đình thật quý báu
và hạnh phúc làm cho ngày Tết Nguyên Đán càng thêm ý nghĩa biết dường nào!

Liên kết: Vay tiền bằng CMND2

Ngày giao hòa giữa trời đất, con người với thần linh

Ngày Tết Nguyên Đán mang ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc, được
xem là một ngày tốt đẹp, là dịp giao hòa giữa trời đất, con người với thần
linh. Do đó, nhiều người tin tưởng rằng những ý nghĩ, những mong ước, hành động
của mình sẽ được các vị Chư Thần nghe thấy, thấu hiểu và ban cho phước lành. Vì
vậy, trong ngày Tết Nguyên Đán, mọi người thường làm việc thiện như tặng quần
áo mới, chia sẻ miếng ăn, giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn,…

3

Ngày hướng về cội nguồn

Trước khi Tết đến, vào
những ngày cuối năm, mọi nhà có tập tục tảo mộ là để tưởng nhớ đến những người
đã mất. Sau đó, đến đêm giao thừa, trên bàn thờ của ông bà tổ tiên luôn nghi
ngút khói hương thể hiện sự hướng về nguồn cội của thế hệ đi sau dành cho thế
hệ đi trước qua hình thức rước ông bà. Trong những ngày Tết, chúng ta thường
thấy trên bàn thờ ông bà, tổ tiên luôn đầy ắp bánh mứt, trái cây, mâm xôi, đĩa
thịt nói lên được lòng kính yêu, hiếu đạo vốn có của người Việt ta.

4

Ngày của sự đổi mới, lạc quan và hy vọng

Người Việt Nam
ta tin rằng ngày Tết Nguyên Đán khởi đầu cho một năm mới, là ngày của sự đổi
mới với những niềm tin mới, tạm biệt những quá khứ của năm cũ. Vì vậy, mọi
người thường tân trang lại nhà cửa cho thật sạch đẹp, ngăn nắp, mới mẻ để chào
đón cái mới của năm mới. Những gì không may mắn, không thuận lợi của năm cũ sẽ
được xua đi để đón nhận những điều lạc quan, đầy hy vọng, đầy đẹp tươi trong
năm mới đến.

5

Ngày của sự tạ ơn

Người Việt Nam
ta thường chọn ngày Tết làm ngày của sự tạ ơn. Hòa trong không gian sum vầy ấm
cúng, hân hoan, con cái tạ ơn sinh thành dưỡng dục của bố mẹ, cha mẹ tạ ơn tổ
tiên qua đĩa thịt, mâm ngũ quả, nhân viên tạ ơn cấp trên qua những lời chúc
chân thành, kính trọng, lãnh đạo cũng cảm ơn nhân viên qua những buổi 
tiệc chiêu đãi hoặc quà thưởng Tết,…

6

Ngày may mắn

Nhiều người quan niệm rằng những ngày đầu năm thường là những
ngày may mắn, tốt đẹp. Sự may mắn ấy hòa quyện trên những cánh hoa mai, hoa
đào, trên những chiếc lá non xanh, trên những mâm ngũ quả. Vì vậy, nhiều người
thường ngắt một vài cành hoa tươi mang về với hy vọng thu thập được sự may mắn
của mùa xuân.

7

Ngày rước tài lộc

Ngày Tết Nguyên Đán được nhiều người quan niệm là ngày ông Thần
Tài gõ cửa từng nhà để ban tiền tài, sự thịnh vượng, sung túc. Vì vậy, đây là
dịp để mọi người tranh thủ mở rộng cửa rước tài lộc vào nhà, rước những điều
may mắn, tốt đẹp, giàu có nhất từ ông Thần Tài. Nhiều gia đình thường mở cửa
suốt ngày để chào đón niềm vui, sự phấn khởi cùng những hy vọng về tiền tài của
cải đầy ắp.

8

Ngày để yêu thương, hòa thuận

Ngày Tết Nguyên Đán là cơ hội để mọi người thể hiện sự yêu
thương, quan tâm lẫn nhau, gửi đến nhau những lời chúc chân thành, tốt đẹp
nhất. Hiển nhiên, vào những ngày này, người lớn nên hạn chế la rầy trẻ em, hạn
chế cãi vả nhau để tạo nên một không gian thuận hòa, gần gũi, nồng ấm trọn vẹn
nhất. Những hiềm khích, mâu thuẫn nên tạm gác lại để thay bằng những lời thân
thương, ấm lòng nhau nhằm tạo cho nhau sự thiện cảm, chan hòa cho cả một năm
mới đến.

9

Ngày cầu duyên

Trong tâm tưởng của nhiều người, ngày Tết cũng là ngày ông Tơ bà
Nguyệt, ông Mai bà Mối se duyên cho những người còn đang độc thân, dang dở
trong chuyện tình cảm. Hòa trong không khí sum họp, vui tươi của mùa xuân là
niềm hân hoan, hạnh phúc lứa đôi của những mối lương duyên cầu được, ước thấy.
Chính vì ngày Tết thường là ngày cầu duyên, nên duyên và đẹp đôi nên ở tại
nhiều nơi, chúng ta không những được nghe bao câu hát xuân nhộn nhịp mà còn rất
phấn khích bởi những bài nhạc đám cưới náo nức, tưng bừng rộn vang.

10

Ngày khởi nghiệp cho năm mới

Ngày Tết đánh dấu sự khởi đầu cho cả một năm dài với những cơ
hội, thử thách và sự vận hành mới. Nhiều người thường đi xem giờ tốt, ngày
lành, tháng tốt để khởi nghiệp, khai trương cho công việc trong năm mới với hy
vọng may mắn, thuận lợi, thành công hơn năm cũ. Vì vậy, ngày Tết mang ý nghĩa
không kém phần quan trọng cho sự khởi đầu của công việc trong năm mới.

Có thể bạn quan tâm:

  • Tìm cây ATM gần nhất
  • Tìm kiếm chi nhánh PGD các Ngân hàng
  • Kiểm tra nợ xấu cá nhân
  • Vay tiền online chỉ cần CMND