Xem 15 loại bệnh thường gặp và cách phòng bệnh cho trẻ vào mùa đông

Xem 15 loại bệnh thường gặp và cách phòng bệnh cho trẻ vào mùa đông

Giao mùa là thời điểm rất dễ mắc bệnh, nhất là ở trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu. Do đó việc phòng bệnh cho trẻ vào mùa đông rất quan trọng để bé luôn khỏe mạnh. Từ đó, bố mẹ cũng bớt vất vả hơn khi chăm sóc con cái.

Gia đình

Thời tiết mùa đông là điều kiện lý tưởng để các virus, vi khuẩn phát triển mạnh mẽ gây nên nhiều bệnh ở trẻ. Trong khi hệ miễn dịch của bé vẫn chưa hoàn thiện nên rất dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh này. Khi mắc bệnh, mức độ diễn tiến cũng nặng hơn người lớn. 

Nhằm giúp bố mẹ chủ động hơn trong việc chăm sóc con yêu lúc giao mùa, chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông, Giặt là giá rẻ tổng hợp 15 bệnh thường gặp và cách phòng bệnh cho trẻ vào mùa đông

1. Bệnh cúm

Đây là căn bệnh giao mùa thường gặp ở trẻ về đường hô hấp phổ biến, nhất là vào mùa đông. 

Dấu hiệu nhận biết: 

  • Mũi tắc nghẽn.

  • Chảy nước mũi. Về sau có thể đặc hơn và chuyển sang màu vàng hoặc xanh lá cây.

Cách phòng bệnh cho bé:

  • Giữ ấm cho trẻ ở bàn chân, tay, ngực, cổ, đầu.

  • Không ăn đồ lạnh.

  • Tiêm phòng cúm cho bé trên 6 tháng 1 lần/ năm.

  • Chế độ ăn giàu protein, vitamin C từ rau xanh, hoa quả.

  • Uống nhiều nước nâng cao sức đề kháng, nên cho bé uống nước ấm. Dưới 6 tháng tuổi nên cho bé bú đủ sữa mẹ.

  • Hạn chế tiếp xúc, đặc biệt là những ai có biểu hiện cúm.

  • Đảm bảo vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh.

2. Viêm tiểu phế quản

Bệnh với biểu hiện thường gặp là ho, chảy nước mũi. Nặng có thể tím tái, thậm chí ngừng thở.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Thường gặp nhất là ho.

  • Có thể chảy nước mũi trong, sốt cao.

  • Ho ngày càng nhiều có thể kèm thở khó, thở rít.

  • Trường hợp nặng tím tái, lồng ngực bị rút lõm, cơn thở bị co kéo khó khăn.

  • Nặng nhất là ngừng thở.

Cách phòng bệnh cho bé:

Để phòng bệnh cho trẻ vào mùa đông, bố mẹ cần:

  • Mỗi ngày vệ sinh tai, mũi, họng cho bé bằng nước muối sinh lý.

  • Không để bé bị lạnh.

  • Không để trẻ tiếp xúc khói bụi, mầm bệnh.

  • Đảm bảo vệ sinh nhà ở và môi trường sống.

Lưu ý: Bố mẹ cần đưa trẻ nhập viện ngay khi phát hiện những dấu hiệu khó thở hoặc tím tái.

3. Bệnh viêm mũi dị ứng

Căn bệnh rất dễ tái phát khi thời tiết thay đổi. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng nếu không điều trị dứt điểm dễ biến chứng sang viêm phổi, viêm xoang cấp, viêm tai, viêm tai giữa cấp.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Ngứa mũi, hắt hơi.

  • Sổ mũi.

  • Quấy khóc vào ban đêm.

Phòng bệnh cho trẻ: 

  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt vùng mũi, đầu, cổ.

  • Đảm bảo chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng từ các nguồn như thịt, cá, trứng, rau củ quả chín, đậu. 

Khi trẻ bị viêm mũi dị ứng, bố mẹ cần:

  • Vệ sinh mũi 3-4 lần/ ngày bằng dung dịch nước muối 0,9%.

  • Hạ sốt bằng cách lau mát và dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ khi bé sốt cao trên 38 độ C.

4. Bệnh viêm đường hô hấp trên

Ngoài thời tiết lạnh thì môi trường sống ẩm thấp, không sạch sẽ, có nhiều khói bụi chính là những nguyên nhân khiến trẻ dễ bị viêm đường hô hấp trên.

Biểu hiện của bệnh:

  • Sốt dưới 38.5 độ C.

  • Viêm thanh quản, xoang.

  • Viêm amidan.

  • Viêm tai giữa.

Phòng bệnh cho bé:

Với bệnh viêm đường hô hấp trên, cách phòng bệnh cho trẻ vào mùa đông như sau:

  • Chế độ ăn uống của trẻ đảm bảo đủ 4 nhóm dưỡng chất.

  • Giữ ấm cho trẻ khi ra ngoài và lúc ngủ.

  • Bố mẹ không nên để bé tiếp xúc với người bệnh.

  • Không để trẻ tiếp xúc với môi trường khói bụi, ẩm thấp.

  • Không để trẻ ngoài trời lạnh quá lâu.

  • Với trẻ còn bú mẹ cần bảo quản nguồn sữa không nhiễm khuẩn.

5. Bệnh tiêu chảy ở trẻ

Đây cũng là một trong những căn bệnh trẻ 3-24 tháng tuổi hay gặp vào mùa đông. Tiêu chảy ở trẻ do virus Rota gây nên. 

Biểu hiện:

  • Trẻ đi tiêu phân lỏng nước, có mùi hôi tanh.

  • Kèm theo biểu hiện mệt mỏi, nôn, quấy khóc nhiều.

Bố mẹ thường dễ nhầm lẫn tiêu chảy ở trẻ với các bệnh thông thường như sốt mọc răng, sốt cảm lạnh.

Phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ:

  • Uống vacxin ngừa virus Rota ngày từ 6 tuần tuổi giúp bé phòng bệnh tiêu chảy.

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp bé tăng cường hệ miễn dịch.

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.

  • Đảm bảo ăn chín, uống chín.

  • Giữ nguồn nước sạch sẽ.

  • Tránh cho trẻ sử dụng kháng sinh bừa bãi cũng là một cách phòng bệnh tiêu chảy.

6. Bệnh sốt phát ban

Không riêng gì mùa đông, sốt phát ban có thể gặp ở các mùa khác trong năm. Bệnh không gây nguy hiểm nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Trường hợp xấu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, phát thành dịch. 

Dấu hiệu nhận biết:

  • Sốt cao, có thể lên đến 39 – 39,5 độ C kèm nổi nốt đỏ trên da hoặc sưng.

  • Các triệu chứng khác: sưng mí mắt, tiêu chảy, chán ăn.

Phòng bệnh sốt phát ban ở trẻ:

  • Cho trẻ tránh xa nguồn bệnh.

  • Rửa tay sạch sẽ.

  • Đảm bảo chế độ ăn của bé đủ dinh dưỡng.

Lưu ý: 

  • Khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh, bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và hướng dẫn chăm sóc.

  • Trường hợp bệnh nặng, bố mẹ cần cho trẻ nhập viện.

7. Bệnh quai bị

Bệnh quai bị rất thường xảy ra vào mùa đông. Đây là căn bệnh nguy hiểm, hiện chưa có thuốc đặc trị. Do đó việc chủ động phòng bệnh cho trẻ là điều rất quan trọng.

Dấu hiệu:

  • Trong giai đoạn ủ bệnh, trẻ không có bất cứ triệu chứng này.

  • Trong giai đoạn khởi phát, các triệu chứng bệnh gồm sốt cao 38–39 độ C. Ngoài ra còn kèm theo dấu hiệu mệt mỏi, chán ăn, đau họng, đau nhức, tuyến mang tai to.

Phòng bệnh quai bị cho trẻ: Tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh quai bị và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm cơ tim, viêm tụy cấp tính.

8. Bệnh viêm phổi

Căn bệnh là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho các bé dưới 5 tuổi. Tuy nguy hiểm nhưng bệnh viêm phổi ở trẻ em vẫn có thể phòng ngừa.

Dấu hiệu nhận biết: 

  • Dấu hiệu đầu tiên là thở nhanh.

  • Sau đó là các triệu chứng như sốt, ho, nghẹt mũi, đau bụng, đau tức ngực, nôn ói…

Phòng bệnh viêm phổi cho trẻ:

Một số biện pháp dưới đây là cách phòng bệnh cho trẻ vào mùa đông hiệu quả được các chuyên gia khuyên áp dụng.

  • Tiêm vắc xin đầy đủ được xem là biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

  • Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.

  • Bố mẹ không để bé tiếp xúc với mầm bệnh.

9. Bệnh nhiễm trùng hô hấp

Thuộc bệnh lý nguy hiểm, bệnh nhiễm trùng đường hô hấp là một trong những nguyên gây tử vong hàng đầu ở trẻ.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Các dấu hiệu thường gặp ở trẻ bị nhiễm trùng hô hấp: sốt cao, ho, nhịp thở nhanh, tiếng thở rít, tím tái quanh môi.

  • Bé có thể bỏ bú hoặc bỏ ăn,… 

  • Các triệu chứng khác như như nôn, chướng bụng, đi phân lỏng, khó thở, quấy khóc…

Phòng bệnh nhiễm trùng hô hấp:

  • Cho trẻ tiêm vắc xin đúng lịch và đầy đủ là cách phòng bệnh hiệu quả.

  • Tăng cường hệ miễn dịch bằng chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng.

  • Đảm bảo môi trường sống của bé luôn sạch sẽ.

10. Bệnh hen suyễn

Bệnh hen suyễn (hen phế quản) là bệnh lý mãn tính thường gia tăng vào mùa thu đông hàng năm. Căn bệnh này có thể đe dọa đến tính mạng nếu trẻ không được điều trị kịp thời. Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về số lượng người tử vong trên thế giới mỗi năm do hen suyễn lên đến 250.000 trường hợp. Riêng tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng 8-10% trẻ mắc hen suyễn.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Ho khò khè kéo dài.

  • Ho nhiều vào đêm hoặc gần sáng.

  • Thậm chí có thể khó thở.

Phòng bệnh hen suyễn:

  • Tiêm vắc xin đầy đủ là biện pháp phòng bệnh cho trẻ vào mùa thu đông hiệu quả.

  • Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng giúp trẻ tăng sức đề kháng.

  • Giữ ấm cho cơ thể.

  • Bố mẹ cần tránh để bé tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm.

11. Bệnh viêm não Nhật Bản

Đây là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, có thể để lại nhiều di chứng nặng nề. Theo thống kê, tỷ lệ tử vong của bệnh tăng lên rất cao, chiếm khoảng 20% ca bệnh. 

Dấu hiệu nhận biết:

  • Trong giai đoạn ủ bệnh, trẻ không có bất cứ triệu chứng nào.

  • Giai đoạn khởi phát, trẻ có thể bị đau đầu, đau bụng, nôn. Trường hợp nặng xuất hiện các triệu chứng như rối loạn nhãn cầu, mất nhận thức.

Cách phòng bệnh cho trẻ:

  • Bé được tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh tốt nhất.

  • Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ.

  • Cho trẻ ngủ mùng, mặc áo tay dài để tránh muỗi đốt.

12. Bệnh sởi

Bệnh sởi có thể gặp ở mọi độ tuổi, nhưng chủ yếu là trẻ dưới 10 tuổi. Bệnh không được điều trị kịp thời có thể diễn tiến nặng. Các biến chứng có thể gặp phải khi bệnh trở nặng: viêm não, khô loét giác mạc mắt, viêm tai giữa, viêm phổi…

Dấu hiệu nhận biết:

  • Sốt.

  • Sổ mũi.

  • Ho khan.

  • Phát ban.

  • Viêm kết mạc…

Phòng bệnh sởi cho trẻ: Tiêm ngừa vắc xin đủ mũi và đúng lịch vẫn là cách phòng bệnh sởi cho trẻ vào mùa thu đông hiệu quả nhất.

Chăm sóc trẻ bệnh sởi như thế nào?

  • Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, nên cho trẻ ăn đồ ăn dạng lỏng.

  • Chỗ ở thông thoáng.

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

13. Bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất hiện dễ tăng vào thời điểm giao mùa. Bệnh lý này là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ. Do đó, bố mẹ cần biết một số dấu hiệu để đưa trẻ đi thăm khám kịp thời. Đồng thời việc chủ động phòng bệnh cho trẻ là vô cùng cần thiết để giúp bé luôn khỏe mạnh, không chỉ là vào mùa đông. 

Dấu hiệu nhận biết:

  • Triệu chứng nhẹ: sốt cao kéo dài, có thể đến 40 độ C. Ngoài ra có thể kèm đau đầu dữ dội, nổi mẩn hoặc phát ban. 

  • Bệnh trong giai đoạn nặng, trẻ có triệu chứng đau bụng, tay chân lạnh, nôn, buồn nôn, thậm chí nôn ra máu.

Cách phòng bệnh:

  • Cho trẻ ngủ mùng, mặc áo tay dài để tránh muỗi.

  • Diệt muỗi, lăng quăng.

  • Nên thoa kem xua muỗi cho bé.

14. Bệnh tay chân miệng

Hiện chưa có thuốc đặc trị cho bệnh tay chân miệng. Nếu không được điều trị kịp thời dễ tiến triển nặng kèm theo các triệu chứng như nôn trớ, khó thở, co giật. Trường hợp nặng, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não,… thậm chí là tử vong. 

Dấu hiệu nhận biết: 

  • Da xuất hiện nốt phỏng nước.

  • Loét niêm mạc miệng.

Cách phòng bệnh cho trẻ: 

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.

  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh.

15. Bệnh viêm da dị ứng

Bệnh viêm da dị ứng rất thường gặp vào mùa thu đông. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với hệ miễn dịch yếu là đối tượng dễ mắc bệnh viêm da dị ứng nhất. 

Dấu hiệu nhận biết: 

  • Da nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, chảy dịch, phù nề,…

  • Các triệu chứng khác bao gồm sốt, ho, bỏ ăn, xuống cân.

Cách phòng bệnh cho trẻ:

  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, nhất là chăn ga gối nệm, đồ chơi,… của trẻ.

  • Tăng cường hệ miễn dịch cho bé bằng chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng.

  • Dưỡng ẩm cho bé.

  • Hạn chế tiếp xúc với các các tác nhân gây dị ứng.

Trên đây là 15 căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và cách phòng bệnh cho trẻ vào mùa đông. Sức khỏe của trẻ là vô cùng quan trọng, bố mẹ tuyệt đối không nên chủ quan trước bất kỳ dấu hiệu nào. Nhanh chóng đưa bé đi khám để được can thiệp y tế kịp thời khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh. Bố mẹ hãy đón đọc thêm nhiều bài viết hữu ích về cách chăm sóc trẻ tại Giặt là giá rẻ nhé.

>>> Xem thêm:

  • Cách phòng ngừa và điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em

  • Tường tận cách chăm sóc làn da nhạy cảm của trẻ vào mùa đông

.

Nguồn tham khảo


HỆ THỐNG CỬA HÀNG GIẶT LÀ GIÁ RẺ

Tư vấn đồ giặt03.66.44.62.62

Giao nhận tận nơi: 03.66.44.62.62

Website: Giatlagiare.com

Facebook: Xưởng giặt là Thu Hương

Tư vấn mở tiệm Giặt là hà nội (Nhượng quyền)

Địa chỉSố 1 Ngách 199/2 Phúc Lợi, Long Biên, Hà Nội