Xem Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị cảm cúm tại nhà đơn giản

Xem Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị cảm cúm tại nhà đơn giản

Cảm cúm là một bệnh thường xuyên xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu trẻ không được điều trị đúng cách thì loại bệnh này sẽ để lại một số biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của bé. Thế nên, ba mẹ hãy học ngay cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị cảm cúm ngay tại nhà ngay sau đây nhé.

Gia đình

1. Các biến chứng của bệnh cúm ở trẻ nếu không điều trị kịp thời

Có lẽ vì đây là một bệnh khá phổ biến và thường xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ nên một số ba mẹ thường có vẻ thờ ơ khi con xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Tuy nhiên, trẻ em dưới 2 tuổi thường có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cúm cao hơn. Nếu không chăm sóc trẻ sơ sinh bị cảm cúm đúng cách thì trẻ dễ xảy ra một số biến chứng sau đây:

  • Viêm phổi: Một căn bệnh mà phổi bị nhiễm trùng và viêm),

  • Mất nước: Khi cảm cúm cơ thể cần rất nhiều nước và chất điện giải để giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh.

  • Bệnh tim hoặc hen suyễn

  • Rối loạn chức năng não

  • Viêm xoang

  • Nhiễm trùng tai hay viêm vai giữa.

  • Trong một số trường hợp hiếm hoi, biến chứng cúm có thể dẫn đến tử vong.

2. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị cảm cúm

Cúm hay bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm do vi rút cúm gây ra. Nó ảnh hưởng đến đường hô hấp (liên quan đến cổ họng, mũi và phổi) gây ra các triệu chứng như ho, chảy nước mũi, sốt và khó thở. Bệnh cảm cúm thường có thể hoàn toàn tự khỏi tại nhà nếu ba mẹ biết chăm sóc trẻ bị cảm cúm đúng cách. 

Phương pháp chăm sóc và điều trị trẻ bị cảm cúm tại nhà sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ cơ thể của em bé và các dấu hiệu và triệu chứng khác của bệnh cúm. Sau đây là một số biện pháp để giúp trẻ dễ chịu hơn và phục hồi cơ thể nhanh hơn khi bệnh cảm cúm:

  • Cung cấp đủ nước cho trẻ: Bất kể độ tuổi nào, khi bị cảm lạnh và ho, hãy bổ sung đủ nước bằng cách uống nhiều nước. Điều này cũng giúp làm sạch chất nhờn dư thừa trong xoang và giúp cơ thể bé điều tiết lại nhiệt độ của cơ thể. 

  • Ăn những món ăn dinh dưỡng cho trẻ: Các món nhiều nước, rau củ và thịt cá để giúp bé luôn khoẻ mạnh, dễ tiêu hoá và phục hồi cơ thể. Ví dụ như súp gà rau củ, cháo, nui,…

  • Sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch khoang mũi: Quý khách có thể sử dụng thuốc nhỏ mũi hoặc sử dụng nước muối sinh lý để làm lỏng chất tiết và bôi trơn các đường mũi và xoang. Đới với thuốc nhỏ mũi, quý khách có thể thực hiện từ 1-2 lần một ngày. 

  • Ngăn ngừa ho: Quý khách hãy đặt một chiếc gối để nâng cao đầu điều này sẽ giúp bé bớt ho hơn. 

  • Cho trẻ uống mật ong để làm dịu cổ họng:  Quý khách hãy pha 1,5 thìa cà phê mật ong vào một ít nước ấm trước và cho bé uống trước khi đi ngủ. Mật ong làm dịu cổ họng và giúp trẻ ngủ ngon hơn.

  • Ngăn ngừa khô mũi bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương mát mẻ. 

  • Cho trẻ mặc những quần áo thoáng mát nhưng phải nhớ giữ ấm được phần lồng ngực, lòng bàn chân để hạn chế những cơn ho dồn dập. 

  • Tham khảo  tăng cường đề kháng cho bé khi giao mùa cũng như bổ sung thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

Nếu quý khách nhận thấy các dấu hiệu như sốt cao, bỏ bú, hôn mê quá mức hoặc da hơi xanh thì  quý khách phải tìm sự trợ giúp y tế ngay lập tức. Vì trẻ sơ sinh dễ mắc bệnh nghiêm trọng hơn, nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi thử các biện pháp điều trị tại nhà.

3. Cách giúp trẻ đỡ nghẹt mũi

Khi bị cảm cúm, sổ mũi là triệu chứng phổ biến nhất mà quý khách thường thấy xuất hiện ở trẻ. Một khi cơn nghẹt mũi được làm dịu đi thì bé sẽ ngủ ngon hơn và viêm mũi cũng được nhanh chóng giảm đi. Để giúp trẻ đỡ nghẹt mũi hơn, quý khách có thể áp dụng ngay một số cách sau đây:

Cách 1: Sử dụng nước muối sinh lý để giảm nghẹt và làm sạch khoang mũi của bé

  • Dùng 1 đến 2 giọt nước muối nhỏ mũi hoặc xịt trực tiếp vào bên trong khoang mũi để giúp làm loãng phần chất nhầy bên trong khoang mũi. Quý khách nên thực hiện từ 1 – 2 lần mỗi ngày để giúp làm dịu đi cơn nghẹt mũi ở trẻ. 

  • Đối với trẻ sơ sinh, quý khách cũng có thể tham khảo thêm cách sử dụng các dụng cụ hút nước mũi để giúp lấy đi một phần chất nhầy bên trong khoang mũi của bé. Điều này sẽ giúp bé dễ thở và bớt nghẹt mũi hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng cách này quý khách vẫn phải nhỏ nước muối vào khoang mũi để việc hút dịch nhầy trong mũi bé hiệu quả hơn. 

Cách 2: Máy giữ ẩm để ngăn khô mũi

Việc đặt máy làm ẩm dạng phun sương mát trong phòng của trẻ cũng có thể giúp dịch nhầy bên trong mũi con loãng ra và giúp trẻ dễ thở hơn. Bên cạnh đặt máy làm ẩm không khí, quý khách cũng hãy bảo đảm rằng máy được vệ sinh thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn và nấm mốc ảnh hưởng đến sức khoẻ của con quý khách. 

Trên đây là một số phương pháp giúp ba mẹ xử trí nhanh và chăm sóc con trẻ bị cảm cúm đúng cách và đơn giản nhất. Bên cạnh đó, quý khách không thể thiếu đi những lời khuyên từ bác sĩ để giúp con quý khách tránh được các nguy cơ mắc phải các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe sau này nhé!

.

Nguồn tham khảo


HỆ THỐNG CỬA HÀNG GIẶT LÀ GIÁ RẺ

Tư vấn đồ giặt03.66.44.62.62

Giao nhận tận nơi: 03.66.44.62.62

Website: Giatlagiare.com

Facebook: Xưởng giặt là Thu Hương

Tư vấn mở tiệm Giặt là hà nội (Nhượng quyền)

Địa chỉSố 1 Ngách 199/2 Phúc Lợi, Long Biên, Hà Nội