Xem Cách để làm bánh trung thu cho người tiểu đường an toàn, dễ làm tại nhà

Xem Cách để làm bánh trung thu cho người tiểu đường an toàn, dễ làm tại nhà

Bánh trung thu hạt dẻ, khoai lang, mè đen, rau câu đậu nành có hàm lượng đường và calo rất thấp nên phù hợp với bệnh nhân tiểu đường hoặc những người đang trong giai đoạn ăn kiêng. Học ngay cách làm bánh trung thu cho người tiểu đường an toàn, đơn giản với công thức sau từ Giặt là giá rẻ.

Gia đình

Bánh trung thu không phải món ăn lý tưởng với bệnh nhân tiểu đường vì hàm lượng calo cũng như đường rất cao. Nhưng dịp Tết đoàn viên mà không thể thưởng thức món bánh truyền thống này đúng là tiếc thật. Vậy nên Giặt là giá rẻ sẽ mách quý khách cách làm bánh trung thu cho người tiểu đường, đảm bảo những tiêu chí khắt khe về chế độ ăn uống của người bị tiểu đường. 

1. Chọn đường làm bánh trung thu cho người tiểu đường

Điều quan trọng khi làm bánh cho người tiểu đường là lựa chọn loại đường ăn kiêng. Với mức năng lượng và chỉ số đường huyết thấp, đường… là những lựa chọn thay thế an toàn cho đường kinh trắng khi làm bánh trung thu cho người bệnh tiểu đường.

1.1. Đường Isomalt

Đây là loại đường tự nhiên, được sản xuất hoàn toàn từ củ cải đường. Đường Isomalt có mức calo thấp nên phù hợp với chế độ ăn kiêng của người tiểu đường. Đồng thời độ ngọt cũng chỉ bằng một nửa các loại đường kính thường dùng nên cũng không làm tăng chỉ số đường huyết. 

1.2. Đường Maltitol

Có độ ngọt khoảng 90% so với các loại đường thông thường khác nên đường Maltitol thường được dùng thay thế đường cát trong chế độ ăn uống của bệnh nhân tiểu đường. Loại đường này không chứa nhiều năng lượng và có tốc độ hấp thu chậm hơn so với đường cát, đồng thời cũng ít ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết.

1.3. Đường Xylitol

Xylitol là chất tạo ngọt thân thiện với mức calo thấp hơn 40% so với các loại đường kính. Thêm nữa, chỉ số đường huyết trong đường Xylitol rất thấp và đường này cũng không làm tăng lượng đường trong máu nên đây là lựa chọn thay thế đường không thể tuyệt vời hơn khi làm bánh trung thu cho người tiểu đường

2. Cách để làm bánh trung thu hạt dẻ cho người tiểu đường an toàn và dễ làm

Có thể quý khách thắc mắc vì sao người tiểu đường có thể ăn được bánh trung thu hạt dẻ. Lý do hạt dẻ có chỉ số đường huyết thấp, không chỉ làm chậm gia tăng mà còn giúp ổn định lượng đường trong máu.

2.1. Nguyên liệu làm bánh trung thu hạt dẻ 

  • Hạt dẻ đã rang và xay nhuyễn: 120g;

  • Bột mì: 195g;

  • Dầu hạt nho: khoảng 118ml;

  • Nước: 15ml

  • Muối: 1g;

  • Màu thực phẩm: một ít.

2.2. Hướng dẫn làm bánh trung thu hạt dẻ cho người tiểu đường

2.2.1. Cách để làm nhân bánh

  • Nghiền hạt dẻ (nếu mua được hạt dẻ đã xay nhuyễn, quý khách bỏ qua bước này);

  • Cho thêm 44ml dầu hạt nho, trộn thành hỗn hợp mịn;

  • Vo thành những viên tròn, nhỏ vừa ăn, được khoảng 6 phần.

2.2.2. Cách để làm vỏ bánh

  • Trộn bột mì + 74ml dầu hạt nho + màu thực phẩm + nước + muối thành hỗn hợp mịn;

  • Vo thành những viên tròn, được khoảng 6 phần.

2.2.3. Nặn bánh

  • Cán mỏng vỏ bánh, cho nhân vào giữa rồi dùng tay nặn cho phần vỏ phủ hết nhân;

  • Cho bánh vào khuôn, ấn mạnh tạo hình.

2.2.4. Nướng bánh

  • Nên cho một ít bột mì lên khay trước khi xếp bánh vào khay nướng;

  • Cho vào lò nướng ở nhiệt độ 180 độ C trong 15-20 phút.

  • Nên thưởng thức khi bánh đã nguội.

3. Hướng dẫn cách làm bánh trung thu khoai lang tím

Với chỉ số đường huyết thấp, khoai lang tím được khuyên dùng cho bệnh nhân tiểu đường. Chưa kể, trong khoai lang tím còn chứa Anthocyanin, một chất giúp cải thiện tình trạng kháng insulin. Dùng nó làm nguyên liệu cho món bánh trung thu cho người tiểu đường thì còn gì tuyệt vời hơn.

3.1. Nguyên liệu làm bánh trung thu khoai lang tím

  • Khoai lang tím: 400g;

  • Bột nếp đã rang: 150g;

  • Đậu xanh không vỏ: 100g;

  • Đường trắng: 100g;

  • Dầu ăn: 30ml.

3.2. Cách để làm bánh trung thu khoai lang tím cho người tiểu đường

Với cách làm bánh trung thu khoai lang tím cho người tiểu đường, quý khách không cần dùng đến lò nướng.

3.2.1. Cách để làm nhân bánh

  • Đậu xanh ngâm 3 giờ trong nước hoặc qua đêm;

  • Cho vào nồi nấu đến khi đậu chín mềm;

  • Đậu xanh đã nấu đem giã nhuyễn. Cho thêm 100g đường và bắt lên bếp đun cho tan đường;

  • Vo thành viên tròn nhỏ, sẽ được khoảng 4 phần.

3.2.2. Làm vỏ bánh

  • Khoai lang tím gọt vỏ, rửa sạch;

  • Hấp chín và nghiền nhuyễn khoai lang;

  • Cho thêm 150g bột nếp + 30ml dầu ăn vào khoai lang rồi trộn đều;

  • Vo thành 4 viên tròn.

3.2.3. Nặn bánh

  • Cán mỏng vỏ bánh, cho nhân đậu xanh vào giữa. Dùng tay nặn cho phần vỏ phủ hết nhân;

  • Cho bánh vào khuôn để tạo hình.

  • Lấy bánh ra, để nguội trước khi thưởng thức.

4. Hướng dẫn cách làm bánh trung thu nhân mè đen cho người tiểu đường

Ít ai biết rằng loại hạt nhỏ bé xíu xiu này có tác dụng rất tốt trong việc điều hòa nồng độ insulin trong cơ thể. Nhờ đó có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh tiểu đường. Do vậy mà mè đen có trong nhiều công thức làm bánh trung thu cho người tiểu đường

4.1. Nguyên liệu làm bánh trung thu nhân mè đen

  • Bột mì: 170g;

  • Bột nếp: 15g;

  • Đậu đỏ: 150g

  • Mè đen: 80g;

  • Lòng đỏ trứng gà: 1;

  • Trứng vịt muối: 5 quả;

  • Nước đường: 80ml;

  • Đường trắng: 75g;

  • Rượu trắng: 30ml;

  • Dầu ăn: 95ml;

  • Baking Soda: một ít;

  • Gừng: nửa củ;

  • Muối: một ít.

4.2. Hướng dẫn làm bánh trung thu nhân mè đen cho người tiểu đường

4.2.1. Làm nhân bánh

  • Đậu đỏ rửa sạch đem ngâm khoảng 3 giờ, bắt lên bếp nấu chín;

  • Xay nhuyễn hỗn hợp gồm đậu đỏ + mè đen + đường trắng;

  • Cho hỗn hợp trên vào chảo, thêm một ít dầu ăn rồi sên với lửa nhỏ. Nêm thêm một chút muối. Sên đến khi nhân thật dẻo thì tắt bếp và để nguội.

  • Trong thời gian chờ nhân mè đen nguội, quý khách giã nhuyễn 5 lòng đỏ trứng vịt muối được ngâm với rượu trắng và gừng. Sau đó bỏ lên khay nướng ở nhiệt độ 200 độ C trong 5 phút;

  • Quý khách chia phần nhân mè đen thành 5 phần rồi vo tròn. Ấn ở giữa để cho trứng vịt muối vào rồi bao lại. 

4.2.3. Cách để làm vỏ bánh

  • Trộn đều hỗn hợp gồm Baking Soda + nước đường + dầu ăn;

  • Đổ hỗn hợp trên vào bột mì. Trộn sao cho bột mì và hỗn hợp nước đường được hòa đều với nhau tạo nên chất bột mềm và dẻo;

  • Chia thành 5 phần rồi vo thành viên tròn.

4.2.4. Nặn bánh

  • Ấn dẹp hoặc cán mỏng vỏ bánh. Cho nhân mè đen vào giữa rồi bao lại;

  • Cho bánh vào khuôn, ấn để tạo hình;

  • Lấy bánh cho ra khay.

4.2.5. Nướng bánh

  • Nên bật lò nướng ở nhiệt độ khoảng 200 độ C trong 10 – 15 phút trước khi cho bánh vào nướng;

  • Cho khay bánh vào lò và bắt đầu nướng trong khoảng 5 – 7 phút;

  • Lấy bánh ra và quét đều lên bánh một lớp mỏng lòng đỏ trứng gà. Nướng bánh thêm 1 lần nữa trong khoảng 5 phút;

  • Lấy bánh ra, để nguội. Xong bước này, quý khách và gia đình đã có thể thưởng thức bánh rồi đấy. 

5. Hướng dẫn cách làm bánh trung thu rau câu đậu nành cho người tiểu đường

Hơi khác biệt so với các cách làm bánh trung thu cho người tiểu đường trên đây. Cùng khám phá thử xem món bánh trung thu rau câu đậu nành có gì mới lại nhé.

5.1. Nguyên liệu làm bánh trung thu rau câu đậu nành

  • Bột rau câu dẻo: 10g;

  • Bột sương sáo: 100g;

  • Sữa đậu nành không đường: 500ml;

  • Sữa tươi: 125ml;

  • Đường trắng: 95g;

  • Lá dứa: 1 bó.

Lưu ý: Với công thức làm bánh rau câu đậu nành, quý khách cần chuẩn bị thêm dụng cụ là 2 khuôn đổ rau câu và sương sáo. 

5.2. Cách để làm bánh trung thu rau câu đậu nành cho người tiểu đường

5.2.1. Làm sương sáo

  • Đun sôi 250ml nước, sau đó cho thêm 5g bột rau câu, 50g đường trắng và lá dứa vào trộn đều. Đun với lửa vừa khoảng 7-10 phút;

  • Cho thêm bột sương sáo vào khuấy đều cho đến khi hỗn hợp sền sệt lại. Trước khi cho bột sương sáo, quý khách cần vớt bỏ lá dứa ra khỏi nồi.

  • Sương sáo sau khi nấu xong đổ vào khuôn và giữ trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 15-20 phút.

5.2.2. Nấu rau câu và làm bánh

  • Đun sôi hỗn hợp gồm 125ml sữa tươi không đường + 500ml sữa đậu nành + 5g bột rau câu + 45g đường trắng. Trong quá trình đun, quý khách nhớ phải khuấy đều liên tục trong 5 phút;

  • Khi hỗn hợp sệt lại, quý khách tắt bếp. Đổ phần hỗn hợp rau câu đậu nành trên vào khuôn. Mực rau câu chỉ chiếm nửa khuôn. Sau đó cho rau câu vào ngăn mát tủ lạnh.

  • Đến khi rau câu đã đặc lại, quý khách cho sương sáo vào. Đổ phần rau câu còn lại phủ đầy khuôn. Tiếp tục cho bánh vào tủ lạnh, đợi đến khi bánh đặc lại thì quý khách đã có thể lấy ra dùng. 

Trên đây là cách làm bánh trung thu cho người tiểu đường an toàn, dễ thực hiện tại nhà. Những chiếc bánh xinh xắn, gói cả tấm lòng này hứa hẹn sẽ là món quà tặng trung thu đặc biệt và ý nghĩa nhất dành cho người thân nhân dịp Tết đoàn viên đấy!

>>> Xem thêm:

  • Cách để làm bánh trung thu nhân đậu xanh tại nhà đơn giản thơm ngon

  • Hướng dẫn quý khách cách làm bánh trung thu đậu xanh, thập cẩm truyền thống thơm ngon

.

Nguồn tham khảo


HỆ THỐNG CỬA HÀNG GIẶT LÀ GIÁ RẺ

Tư vấn đồ giặt03.66.44.62.62

Giao nhận tận nơi: 03.66.44.62.62

Website: Giatlagiare.com

Facebook: Xưởng giặt là Thu Hương

Tư vấn mở tiệm Giặt là hà nội (Nhượng quyền)

Địa chỉSố 1 Ngách 199/2 Phúc Lợi, Long Biên, Hà Nội