Xem Cách giữ nhà bếp luôn sạch sẽ, hạn chế tối đa lây nhiễm chéo đảm bảo sức khỏe gia đình

Xem Cách giữ nhà bếp luôn sạch sẽ, hạn chế tối đa lây nhiễm chéo đảm bảo sức khỏe gia đình

“Lây nhiễm chéo” là cụm từ quý khách hay nghe gần đây trong thời kỳ Covid-19. Tuy nhiên, không chỉ xuất hiện ở những cơ sở y tế hay khu cách ly, “lây nhiễm chéo” còn có thể xảy ra ngay trong không gian nhà bếp nếu quý khách không chú ý vệ sinh kỹ càng.

Gia đình

1. Lây nhiễm chéo là gì?

Lây nhiễm chéo là khái niệm chỉ sự lây nhiễm vi khuẩn, vi sinh vật từ nơi này sang nơi khác. Ngoài việc lây nhiễm chéo vi khuẩn, virus, mầm bệnh trong các cơ sở y tế, khu cách ly, hiện tượng lây nhiễm chéo cũng có thể xảy ra trong chính ngôi nhà của quý khách, cụ thể là khu vực nhà bếp. Đây là nơi quý khách thường xuyên tiếp xúc với thực phẩm là các loại thịt sống, rau củ quả và nhiều dụng cụ làm bếp.

Trong quá trình chế biến món ăn tại nhà bếp, có 3 trường hợp lây nhiễm chéo điển hình:

  • Từ thực phẩm đến thực phẩm: Thực phẩm có chứa vi khuẩn tiếp xúc với thực phẩm sạch sẽ gây nên lây nhiễm chéo giữa thực phẩm với nhau. 

  • Từ dụng cụ bếp đến thực phẩm: Những đồ dùng cần áp dụng cách khử mùi hôi nhà bếp và các bề mặt như mặt bàn, thớt, hộp đựng, chậu rửa hay bồn rửa chén sử dụng lâu ngày là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn có hại. Khi sơ chế thực phẩm, nếu không chú ý vệ sinh những dụng cụ này kỹ càng có thể lây nhiễm một lượng lớn vi khuẩn có hại cho cơ thể người.

  • Từ người đến thực phẩm: Vi khuẩn từ cơ thể, quần áo của người làm bếp cũng có chứa vi khuẩn có thể gây lây nhiễm chéo với thực phẩm.

2. Nên làm gì để giữ nhà bếp luôn sạch sẽ và tránh lây nhiễm chéo?

2.1. Vệ sinh bàn bếp sau khi nấu nướng

Bàn bếp và khu vực xung quanh nhà bếp sau khi nấu ăn xong sẽ bám nhiều vết bẩn từ dầu ăn sôi bắn ra ngoài khi chiên rán, nước bốc hơi đọng lại ở mặt bàn bếp và kẽ hở nhỏ. Sau khi nấu ăn xong, quý khách nên dùng dung dịch vệ sinh bếp để loại bỏ triệt để vết bẩn, sau đó dùng khăn nhúng nước nóng lau lại bếp để làm sạch hoàn toàn độ nhớt của dầu ăn. Nếu kỹ tính, quý khách cũng có thể dùng cồn 90 độ dạng xịt để khử trùng toàn bộ bếp.

2.3. Vệ sinh bồn rửa bát

Bồn rửa là nơi quý khách rửa và sơ chế thực phẩm sống cũng như rửa chén bát bẩn sau ăn. Vì tiếp xúc cả thực phẩm sống, thức ăn chín và cặn dư thức ăn, bồn rửa là nơi lý tưởng để vi khuẩn, sinh vật có hại cư trú. Do đó, để đảm bảo an toàn vệ sinh, tránh lây nhiễm chéo trong nhà bếp, quý khách nên lau chùi bồn rửa thường xuyên, dọn rác và chà rửa rây lọc ờ đường thoát nước. Quý khách có thể sử dụng nước rửa chén để vệ sinh bồn rửa hoặc dùng bột baking soda để tăng công dụng làm sạch.

2.4. Vệ sinh đồ dùng bếp kỹ càng

Đồ dùng nhà bếp cũng cần quý khách chú ý vệ sinh. Những vật dụng sử dụng cùng lúc cho nhiều loại thực phẩm như thớt, hộp đựng, khay, chén bát… quý khách cần rửa sạch trước và sau khi đựng thực phẩm với nước rửa chén, lau khô bằng khăn sạch hoặc giấy lau bếp chuyên dụng.

2.5. Khử khuẩn nhà bếp định kỳ

Để hạn chế lây nhiễm chéo xảy ra trong nhà bếp, khử khuẩn định kỳ là điều quý khách nên thực hiện. Mỗi tuần một lần hoặc một tháng 1 – 2 lần, quý khách nên đem những chén bát, hộp đựng hay dùng hằng ngay tráng qua nước sôi hoặc hấp sấy tiệt trùng nếu quý khách có trang bị sẵn máy rửa chén để vệ sinh nhà bếp thật hiệu quả. Dùng dung dịch tẩy rửa, cồn diệt khuẩn, baking soda để làm sạch những vết bẩn tích tụ trong quá trình nấu ăn hàng ngày, áp dụng cách vệ sinh bếp ga đúng cách, cách khử trùng vệ sinh tủ bếp, hạn chế tối đa cơ hội lây lan của vi khuẩn trong bếp.

3. Mẹo hay giữ an toàn tránh lây nhiễm chéo trong nhà bếp

3.1. Loại trừ khả năng lây nhiễm từ bên ngoài

Khi đi chợ hoặc siêu thị, quý khách nên cố gắng phân loại thực phẩm vào từng túi riêng lẻ và sắp xếp gọn gàng trong giỏ hàng. Thực phẩm tươi sống có thể còn chảy máu hoặc rỉ nước, quý khách nên sử dụng túi nylon phân hủy được cung cấp tại siêu thị để đảm bảo chất lỏng không lan qua những loại thực phẩm khô.

3.2. Giữ tủ lạnh luôn sạch sẽ

Tủ lạnh cũng là một môi trường dễ xảy ra lây nhiễm chéo vì lưu trữ cùng lúc nhiều loại thực phẩm khác nhau, có thịt cá sống, rau củ tươi và thức ăn được nấu chín. Trước khi cất thực phẩm vào tủ lạnh, quý khách nên sử dụng các loại hộp đựng có nắp đậy kín cho từng loại thực phẩm khác nhau. Hộp có nắp đậy vừa ngăn mùi thịt cá lan ra tủ lạnh, vừa chống nước chảy ra ngoài, giúp giảm thiểu khả năng lây nhiễm chéo trong không gian chật hẹp.

3.3. Người làm bếp phải giữ gìn vệ sinh cá nhân

Người trực tiếp chế biến thức ăn cần phải cẩn trọng trong việc vệ sinh cá nhân. Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi bắt đầu nấu nướng, cắt tỉa móng tay gọn gàng tránh vi khuẩn từ thực phẩm mắc vào, buộc tóc về phía sau, luôn đeo và giặt giũ tạp dề thường xuyên.

Trên đây là những cách và một số mẹo Giặt là giá rẻ tổng hợp để giúp quý khách luôn giữ gìn nhà bếp sạch sẽ, hạn chế hiện tượng lây nhiễm chéo nguy hiểm. Đừng quên truy cập website của Giặt là giá rẻ thường xuyên để cập nhật thêm nhiều mẹo gia đình thật hữu ích, giúp cuộc sống hàng ngày của quý khách thêm dễ dàng!

.

Nguồn tham khảo


HỆ THỐNG CỬA HÀNG GIẶT LÀ GIÁ RẺ

Tư vấn đồ giặt03.66.44.62.62

Giao nhận tận nơi: 03.66.44.62.62

Website: Giatlagiare.com

Facebook: Xưởng giặt là Thu Hương

Tư vấn mở tiệm Giặt là hà nội (Nhượng quyền)

Địa chỉSố 1 Ngách 199/2 Phúc Lợi, Long Biên, Hà Nội