Xem Đừng thờ ơ khi vệ sinh bình trữ sữa, mẹ nhé!

Xem Đừng thờ ơ khi vệ sinh bình trữ sữa, mẹ nhé!

Do chủ quan khi nghĩ rằng bình trữ sữa chỉ chứa sữa cho trẻ mà không đựng các dung dịch khác nên chỉ rửa sơ qua cho xong. Vì vậy đã tạo cơ hội cho vi khuẩn gây bệnh hoành hành. Vậy vệ sinh bình trữ sữa như thế nào là an toàn? Câu trả lời dành cho quý khách đây!

Vệ sinh nhà bếp

Hậu quả của việc vệ sinh bình trữ sữa sai cách  

Nhiều mẹ cho rằng, bình trữ sữa của bé không quá bẩn nên chỉ vệ sinh qua loa phần bên trong bình mà bỏ quên phần miệng, nắp… Điều này sẽ khiến cho phần sữa thừa dính trên miệng bình lâu ngày lên men, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển. Cơ thể bé còn non nớt, sức đề kháng kém nên rất khó chống lại các tác nhân gây hại, dẫn đến việc tiêu hóa bị ảnh hưởng như đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy ở trẻ em… 

Bên cạnh đó, cũng có một số mẹ lại quá cẩn thận, sử dụng những dụng cụ rửa bằng kim loại khi vệ sinh bình sữa khiến bình bị trầy xước. Điều này đã vô tình khiến cho sữa sót lại tại các vị trí bị xước và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Chúng không chỉ làm giảm chất lượng của sữa, mà còn khiến cho bé phải đối diện với nguy cơ nhiễm bệnh khi sử dụng. 

Để phòng tránh những tác động xấu của quá trình vệ sinh bình trữ sữa với bé, mời quý khách tham khảo những mẹo hay mà Giặt là giá rẻ chia sẻ ngay sau đây: 

Cách vệ sinh bình trữ sữa hiệu quả

1. Khử trùng bình sữa bằng lò vi sóng

Vệ sinh bình trữ sữa bằng lò vi sóng được rất nhiều mẹ tin dùng. Với phương pháp này, mẹ có thể dễ dàng loại bỏ vi khuẩn gây hại còn sót lại nhanh chóng.

Cách thực hiện: Rửa sạch bình với nước rửa bình sữa rồi cho tất cả bộ phận của bình vào một chiếc hộp và đổ ngập nước. Tiếp đến, mẹ cho hộp vào lò vi sóng rồi quay trong khoảng thời gian 5 phút. Sau cùng, mẹ đem đi phơi ở những nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp và những nơi ẩm ướt. 

2. Vệ sinh bình trữ sữa bằng phương pháp đun sôi

Đây được xem là cách vệ sinh bình trữ sữa đơn giản nhất, nhưng hiệu quả khá cao mà mẹ có thể áp dụng. 

Cách thực hiện: Sau khi đã rửa sạch, mẹ cho bình vào nồi nước sôi và đun thêm khoảng 15 phút. Cuối cùng mẹ vớt bình, nắp… phơi ở nơi thông thoáng. Tuy nhiên, khi vệ sinh bình sữa với phương pháp này mẹ cần lưu ý:

  • Đảm bảo nồi được làm sạch hoàn toàn, tránh để các chất bẩn từ việc chế biến thức ăn làm ảnh hưởng đến bình. Tốt nhất là nên dùng nồi riêng chuyên vệ sinh đồ dùng cho bé. 

  • Với bình bằng thủy tinh, mẹ nên cho vào từ khi nước còn lạnh. Sau đó cho tiếp các phần còn lại vào khi nước đã nóng.

  • Hãy đọc kỹ những thông số để xem nhiệt độ phù hợp là bao nhiêu, tránh làm hư hỏng bình. 

3. Sử dụng nước rửa chén để làm sạch bình sữa

Trước khi khử trùng bình trữ sữa, quý khách nên rửa sạch bằng các chất tẩy rửa an toàn, lành tính, điển hình như nước rửa chén Sunlight Thiên Nhiên. Với chiết xuất lô hội và muối khoáng, không chất tạo màu, không chứa parabens, sản phẩm rất thích hợp để dùng rửa chén bát, đồ dùng cho trẻ em như chén bát ăn dặm, bình sữa và cả bình trữ sữa. Nhờ đó, các vết bẩn tích tụ, diệt vi khuẩn một cách hiệu quả, giúp mẹ an tâm hơn khi chăm sóc bé. Đặc biệt, Sunlight Thiên Nhiên còn được Viện Da Liễu Trung ương chứng nhận đảm bảo an toàn cho da tay, nên mẹ không phải lo lắng da tay bị khô, thô ráp trong quá trình thao tác nữa nhé.

Những sai lầm thường thấy khi vệ sinh bình trữ sữa

Những đồ dùng được sử dụng trực tiếp hàng ngày cho bé cần được mẹ vệ sinh sạch sẽ nhất là bình sữa vì sức đề kháng của trẻ em còn rất yếu. Sữa bột và sữa mẹ vắt ra có chứa rất nhiều chất béo và chúng bám rất chặt trên thành bình. Bởi vậy, mẹ không thể rửa qua loa bằng nước, làm như vậy sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây các bệnh về đường ruột cho bé.

Chỉ rửa sạch bình sữa bằng nước sạch

Các bác sĩ chuyên khoa khuyên các bà mẹ nên làm sạch bình sữa một cách kỹ càng bằng nước rửa bình sữa và bàn chải chuyên dụng, không nên rửa bình sữa qua loa bằng nước sạch. Bởi vì, các cặn sữa và chất béo có trong sữa bột và sữa mẹ có thể bám chặt vào cổ bình và đọng lại ở núm vú khiến bình sữa có mùi hôi. Khi rửa cần lưu ý đáy bình và các vị trí có rãnh sâu, hãy dùng bàn chải chà thật kỹ bên trong bình để loại bỏ những cặn sữa còn sót lại.

Khử trùng bình sữa quá trễ

Sau khi cho trẻ bú xong, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ bình sữa bằng nước lạnh ngay tránh để lâu các cặn sữa sẽ bám chặt vào bình gây khó rửa. Nhiều mẹ có thói quen chỉ rửa bình sữa khi nào cần sử dụng thì mới khử trùng. Theo các chuyên gia, ngay cả khi bình sữa đã được rửa sạch bằng nước thì vẫn cần được khử trùng 1 lần/ngày để ngăn các vi khuẩn sinh sôi.

Vệ sinh bình sữa và núm vú chung

Hiện nay, trên thị trường có bán một số núm vú giả, kém chất lượng và tiềm ẩn nguy cơ tích lũy bụi bẩn nhiều hơn so với bình sữa. Vì vậy, khi vệ sinh bình sữa ba mẹ nên ngâm núm vú trong nước ấm 30-45 phút, sau đó lộn trái núm vú rồi dùng bàn chải nhỏ cán dài chải sạch. Cuối cùng quý khách lắp núm vú vào lại bình sữa và cho nước sạch phun qua núm nhiều lần để trôi hết vi khuẩn trong lỗ núm vú.

Để bình sữa còn ẩm đem đi cất

Sau khi rửa bình sữa xong, có rất nhiều mẹ không có thói quen làm khô bình mà đậy nắp kín rồi cất đi, như vậy rất dễ sinh sôi vi khuẩn có hại. Vì vậy, ngay sau khi rửa xong bình sữa, mẹ nên giữ cho bình sữa và núm vú ráo nước và để thật khô hãy đem cất. Quý khách có thể phơi bình sữa và các vật dụng dưới ánh nắng mặt trời, tránh phơi ở những nơi bụi bặm.

Khi nào cần sử dụng bình sữa mới rửa

Sau khi trẻ bú xong, các cặn sữa và chất béo sẽ bám vào trong bình nếu để lâu sẽ rất khó làm sạch. Vì vậy, các mẹ hãy bỏ ngay thói quen đến khi nào cần sử dụng thì mới rửa bình sữa. Khi cho bé bú xong, mẹ nên rửa sạch và tiệt trùng bình sữa ngay tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Tiệt trùng bình sữa ở nhiệt độ cao quá lâu

Tiệt trùng bình sữa bằng nước sôi là một cách đơn giản và nhanh chóng nhất. Nhưng các mẹ không nên áp dụng phương pháp này nhiều lần trong ngày vì nó sẽ khiến bình sữa rất nhanh bị nứt vỡ, biến dạng và đổi màu do bình được làm bằng nhựa thông thường không bền với nhiệt độ cao. Do vậy, mẹ nên áp dụng phương pháp này mỗi ngày một lần và lựa chọn bình sữa có chất liệu nhựa an toàn cho sức khỏe của bé.

Hy vọng là với những chia sẻ trên, mẹ sẽ không còn lơ là trong việc vệ sinh bình trữ sữa của bé nữa và cũng biết cách chăm sóc các đồ dùng của con sao cho đúng chuẩn. Giặt là giá rẻ chúc bé luôn khỏe mạnh và phát triển thật tốt! 

>>> Xem thêm:

  • màu sơn cổng đẹp

  • cách tẩy chữ in trên áo

  • bồn cầu bị tắc

  • cách làm sạch nệm lò xo

  • cách làm tường hết ẩm mốc

  • cách sắp xếp quần áo gọn gàng trong tủ

Nguồn tham khảo


HỆ THỐNG CỬA HÀNG GIẶT LÀ GIÁ RẺ

Tư vấn đồ giặt03.66.44.62.62

Giao nhận tận nơi: 03.66.44.62.62

Website: Giatlagiare.com

Facebook: Xưởng giặt là Thu Hương

Tư vấn mở tiệm Giặt là hà nội (Nhượng quyền)

Địa chỉSố 1 Ngách 199/2 Phúc Lợi, Long Biên, Hà Nội