Xem Top 4 loại chất liệu may áo dài thường sử dụng và cách bảo quản chúng

Xem Top 4 loại chất liệu may áo dài thường sử dụng và cách bảo quản chúng

Áo dài là một trang phục truyền thống không thể thiếu trong tủ áo của nhiều chị em. Tuy nhiên để giữ cho áo dài luôn đẹp và bền thì phải làm như thế nào? Nếu như quý khách đang mắc mắc đi tìm cách bảo quản áo dài cho từng chất liệu mặc mãi không hỏng. Vậy thì hãy tham khảo các thông tin được tổng hợp ở bài viết dưới đây nhé.

Bảo quản quần áo

#1 Cách bảo quản áo dài nhung

Bởi vì áo dài nhung sử dụng chất liệu liệu chính là nhung nên không chịu được sự cọ xát. Nó được đánh giá là một trong những loại vải khó tính và rất dễ bị bám bẩn hay hoen ố. Để loại bỏ các vết bẩn này thì việc đầu tiên mà các quý khách cần làm đó chính là ngâm vải vào nước lạnh. Sau đó sử dụng một chiếc bàn chải mềm kết hợp thêm một chút bột giặt và chà nhẹ lên vết bẩn.

Nên chà nhiều lần cho đến khi hết sạch vết bẩn thì dừng lại. Nếu như nó bị các vết dầu mỡ làm bẩn hay ô thì hãy sử dụng xăng nguyên chất thay cho bột giặt để tẩy sạch trước nhé. Sau khi tẩy xong thì mới dùng bột giặt để làm sạch lại. Một lưu ý nữa dành cho quý khách khi giặt chất liệu vải này đó chính là sau khi giặt xong thì không nên vắt quá mạnh. Nếu làm như vậy sẽ dễ khiến cho áo dài của quý khách bị nhăn nhúm đấy.

#2 Cách bảo quản áo dài lụa

Cách bảo quản áo dài lụa phù hợp nhất là nên giặt nó với nước ấm ở nhiệt độ vừa phải. Nó sẽ giúp giữ độ bóng cho áo dài đấy. Khi nhúng áo dài vào nước ấm, các quý khách có thể thêm một chút xà phòng vào hoà tan và ngâm tối đa trong vòng 5 phút.

Nên kiểm tra nhiệt độ của nước trước tránh tình trạng quá ấm hoặc quá lạnh. Nếu như nước quá nóng sẽ khiến cho đồ lụa bị co lại hoặc nước quá lạnh sẽ khiến cho chúng bị giãn ra. Lưu ý không nên chà xát mạnh tay trên đồ lụa bởi vì nó có thể làm hỏng chất liệu của áo dài đấy. Sau khi giặt xong quý khách có thể tráng lại đồ lụa bằng dung dịch gồm 40ml giấm trắng cùng nước. Dung dịch này sẽ giúp loại bỏ xà phòng và giữ lại độ bóng cho lụa.

#3 Cách bảo quản áo dài Satin

Với chất liệu Stain thì cách bảo quản áo dài dạng này tốt nhất là các quý khách nên giặt tay và giặt riêng với các chất liệu khác. Tuyệt đối không ngâm chung với các quần áo nhiều màu khác. Đồng thời trong quá trình giặt, các quý khách không nên vò mạnh hoặc bỏ vào máy để vắt.

Ngoài ra các quý khách có thể giặt áo dài Satin với nước ấm có pha thêm một chút amoniac. Sau đó nhúng vào hỗn hợp cả dấm đường và xả lại với nước lạnh. Cuối cùng thì phơi quần áo lên móc cho ráo nước và khô dần. Các quý khách nên phơi áo ở chỗ mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời để tránh đi sự phai màu của vải.

Để giữ gìn áo dài bằng chất liệu satin được lâu nên giặt tay và giặt riêng, không ngâm chung với quần áo nhiều màu khác. Đồng thời, khi giặt không nên vò mạnh hoặc vắt, có thể giặt vải với nước ấm có pha một chút amoniac rồi nhúng trở lại vào hỗn hợp dấm đường, sau đó xả lại với nước lạnh và treo lên phơi cho ráo nước rồi khô dần.

#4 Cách bảo quản áo dài gấm

Một trong những dòng áo dài cũng khá phổ biến nữa đó chính là áo dài gấm. Với dòng áo dài này thì các quý khách tuyệt đối không nên sử dụng máy giặt để giặt mà nên giặt bằng tay.

Nó sẽ giúp cho áo của quý khách không bị phai và có thể bền màu hơn đấy. Với loại áo dài này thì các quý khách có thể sử dụng dầu gội đầu để giặt. Tuy nhiên phương pháp giặt áo được khuyến khích nhất đó chính là giặt khô và sau đó sử dụng bàn ủi hơi nước để là lại.

Bài viết trên đây đã giới thiệu đến quý khách một số cách bảo quản áo dài để áo luôn bền đẹp và có thể  sử dụng dài lâu. Hy vọng qua các thông tin trên đây, các quý khách đã lựa chọn được cách bảo  quản áo phù hợp cho mình.


HỆ THỐNG CỬA HÀNG GIẶT LÀ GIÁ RẺ

Tư vấn đồ giặt03.66.44.62.62

Giao nhận tận nơi: 03.66.44.62.62

Website: Giatlagiare.com

Facebook: Xưởng giặt là Thu Hương

Tư vấn mở tiệm Giặt là hà nội (Nhượng quyền)

Địa chỉSố 1 Ngách 199/2 Phúc Lợi, Long Biên, Hà Nội