Xem Trẻ bị dị ứng thời tiết: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Xem Trẻ bị dị ứng thời tiết: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Khi thời tiết bắt đầu giao mùa trẻ thường rất dễ bị dị ứng với triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ho… Vậy nguyên nhân trẻ bị dị ứng thời tiết là gì, dấu hiệu nhận biết và cách chữa như thế nào? Bài viết sau sẽ giúp quý khách trả lời tất cả những câu hỏi này.

Gia đình

1. Dị ứng thời tiết là gì?

Đầu tiên, cha mẹ cũng nên tìm hiểu xem dị ứng thời tiết là gì? Đó là phản ứng trước sự thay đổi của thời tiết và trẻ em là đối tượng dễ bị dị ứng thời tiết nhất vì cơ địa còn yếu. Khi bị dị ứng thời tiết trẻ thường có triệu chứng chán ăn, quấy khóc, nóng rát và ngứa da.

Nền nhiệt ngoài trời thay đổi một cách đột ngột là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị dị ứng thời tiết. Bên cạnh đó, còn có thể do cơ thể phản ứng quá mức với nền nhiệt, độ ẩm tăng cao hình thành nên các chất gây dị ứng. Ngoài ra, trẻ bị dị ứng do thói quen sinh hoạt hàng ngày và tác động tiêu cực về tâm lý. 

2. Nguyên nhân dị ứng thời tiết ở trẻ em

Trẻ bị dị ứng thời tiết do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu do sức đề kháng kém và sự thay đổi về môi trường. Ngoài ra, còn phải kể tới một số nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng thời tiết khác như: 

  • Do thời tiết thay đổi một cách đột ngột khiến cho hệ miễn dịch tạo ra kháng thể để tác động lại môi trường. Chính kháng thể được tạo ra trong máu tăng nhanh khiến cho thể bào giải phóng histamin tăng nhanh khiến trẻ bị dị ứng. 

  • Nguyên nhân do nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột khiến trẻ không kịp thích nghi.

  • Trẻ có tiếp xúc với các loại nấm mốc hay phấn hoa cũng có nguy cơ bị dị ứng cao. 

  • Khi độ ẩm quá thấp khiến cho làn da của trẻ bị khô nứt cũng là tác nhân gây dị ứng ở trẻ.  

3. Dấu hiệu cho thấy bé bị dị ứng thời tiết 

Dấu hiệu trẻ bị dị ứng thời tiết thường rất dễ bị nhầm lẫn so với các bệnh lý khác. Vì vậy, cha mẹ cần nắm rõ được các triệu chứng dưới đây để có cách xử lý kịp thời:

  • Sốt: Đối với những trẻ có sức đề kháng kém khi gặp sự thay đổi từ môi trường sẽ có triệu chứng sốt cao hoặc sốt vừa tùy theo thể trạng của từng bé. 

  • Viêm mũi dị ứng: Đây là biểu hiện trung khi trẻ bị dị ứng thời tiết. Dấu hiệu điển hình là hắt hơi nhiều, xuất hiện dịch mũi khiến trẻ khó thở.

  • Nổi phát ban trên da: Xuất hiện những nốt sưng đỏ giống như bị muỗi đốt ở mặt, chân tay hoặc toàn thân. Khi đó, trẻ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy và nóng rát. 

  • Dị ứng da: Biểu hiện điển hình nhất là tróc vảy trên da, da khô, da đỏ hoặc có thể bị sưng tấy. 

  • Ăn kém: Triệu chứng tiếp theo khi bị dị ứng là trẻ sẽ kém hoạt động hơn. Cùng với những nốt ngứa ngáy khó chịu khiến bé mệt mỏi, ăn kém. 

  • Mề đay cấp tính: Đây là một trong những triệu chứng điển hình nhất khi trẻ bị dị ứng thời tiết. Dấu hiệu điển hình là nổi mẩn thành từng đám hoặc khắp cơ thể và ngứa ngáy khó chịu. 

Xem thêm: Những điều quý khách cần biết về bệnh dị ứng thời tiết

4. Cách chữa trẻ bị dị ứng thời tiết

Cách chữa trẻ bị dị ứng thời tiết còn tùy thuộc vào từng triệu chứng, có thể cho bé uống thuốc, tắm lá và hạn chế các tác nhân gây dị ứng. Cụ thể như sau: 

4.1 Trẻ bị dị ứng thời tiết uống thuốc gì?

Trẻ bị dị ứng thời tiết uống thuốc gì? Một điều cha mẹ cần hết sức lưu ý khi trẻ bị dị ứng thời tiết đó là, tuyệt đối không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Trước hết cần cho trẻ đi khám để được bác sĩ chẩn đoán cụ thể nguyên nhân, căn cứ vào đó sẽ có cách chữa trị phù hợp. Một số loại thuốc Tây y thường được dùng để chữa dị ứng thời tiết cho bé như:

  • Thuốc Epinephrine: Được sử dụng qua dạng hít hoặc tiêm, giúp làm giảm triệu chứng dị ứng nhẹ. Đối với trường hợp nặng hoặc sốc phản vệ cũng có thể dùng loại thuốc này. 

  • Nhóm thuốc kháng histamin H1: Để làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh và tổn thương trên da. Các loại thuốc như: Promethazin hydroclorid, Loratadin, Clorpheniramin maleat,…

  • Thuốc mỡ bôi: Tùy theo thể trạng bác sĩ có thể kê đơn thuốc lanolin hoặc thuốc mỡ nhẹ để bôi lên da của bé. 

  • Thuốc chứa Corticoid: Giúp chống vi khuẩn phát triển, giảm viêm và giúp vết thương mau lành. 

  • Kem dưỡng ẩm: Nếu trẻ bị dị ứng do thời tiết hanh khô khiến da bị bong tróc thì có thể dùng sữa dưỡng ẩm, kem bôi có thành phần dịu nhẹ. 

Tham khảo: Nổi mẩn đỏ khắp người là bệnh gì? Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị mẩn đỏ gây ngứa đúng cách 

4.2 Trẻ bị dị ứng thời tiết tắm lá gì?

Trẻ bị dị ứng thời tiết tắm lá gì? Đối với trường hợp bé bị dị ứng thời tiết mức độ nhẹ mẹ có thể cho bé tắm lá vừa an toàn lại hiệu quả. Một số loại lá tắm quý khách có thể sử dụng như: 

  • Lá chè xanh: Có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và được nhiều mẹ dùng để chữa dị ứng thời tiết cho bé. Cách để làm rất đơn giản, quý khách chỉ cần lấy một nắm lá chè xanh rửa sạch đun nước và pha cho bé tắm. 

  • Lá khế: Với vị chua lá khế giúp làm giảm các triệu chứng dị ứng thời tiết, phát ban và nổi mề đay. Mẹ hãy chuẩn bị một nắm lá khế rửa sạch đun nước và pha cùng nước lạnh cho bé tắm. 

  • Lá lốt: Lượng tinh dầu piperidin có trong lá lốt giúp giảm triệu chứng ngứa ngáy do dị ứng thời tiết. Để thực hiện mẹ hãy lấy một nắm lá lốt tươi rửa sạch và đun nước sôi rồi pha nước ấm cho bé tắm 2 lần/ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

4.3 Hạn chế các tác nhân gây dị ứng 

Cách chữa trẻ bị dị ứng thời tiết an toàn, hiệu quả cha mẹ cũng cần lưu ý hạn chế những tác nhân gây bệnh. Cụ thể như:  

  • Trong trường hợp trẻ bị viêm mũi dị ứng, trước hết cha mẹ cần tiến hành rửa mũi sạch sẽ cho bé bằng nước muối sinh lý hoặc có thể sử dụng các loại tinh dầu để xông.    

  • Vào những ngày thời tiết thay đổi cha mẹ nên tránh cho bé vui chơi ngoài trời để tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. 

  • Nếu trời nổi gió to cần đóng cửa sổ hoặc dùng máy điều hòa để đảm bảo không khí sạch sẽ và an toàn. 

  • Thường xuyên cho bé rửa tay, tắm rửa và thay quần áo sạch sẽ sau mỗi lần đi ra ngoài. 

5. Cách chăm sóc trẻ bị dị ứng thời tiết

Bên cạnh đó cha mẹ cũng cần lưu ý tới việc chăm sóc trẻ bị dị ứng thời tiết như:

  • Vệ sinh da cho bé luôn sạch sẽ, đặc biệt vùng da dễ bị tổn thương cần ngâm với nước ấm.

  • Thoa kem dưỡng ẩm theo hướng dẫn của bác sĩ giúp làn da của trẻ luôn được mịn màng. 

  • Hạn chế cho trẻ gãi lên vùng da bị nổi mẩn ngứa, vì khi trầy xước sẽ dễ bị vi khuẩn tấn công. Bên cạnh đó, nên thường xuyên cắt móng tay cho trẻ.

  • Cho bé mặc quần áo rộng rãi, tốt nhất nên sử dụng các loại vải có chất liệu từ thiên nhiên.

  • Kiêng cho trẻ ra gió, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa. 

6. Cách phòng tránh dị ứng thời tiết 

Để phòng tránh trẻ bị dị ứng thời tiết cha mẹ cần nắm rõ những lưu ý dưới đây: 

  • Bổ sung các loại gia vị có chứa chất chống oxy hóa, kháng viêm và kháng khuẩn trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé như: Nghệ, gừng, tỏi… 

  • Tăng cường các loại vitamin C từ trái cây, rau củ quả trong bữa ăn của bé như ớt chuông, quýt, cam, ổi, kiwi…

  • Cho bé ăn các loại probiotic từ sữa chua giúp tăng cường sức đề kháng và giảm tình trạng viêm mũi dị ứng.

Trên đây là toàn bộ thông tin về trẻ bị dị ứng thời tiết: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa và phòng tránh. Hy vọng sẽ giúp cha mẹ có những kiến thức hữu ích nhất trong việc chăm sóc và phòng ngừa dị ứng thời tiết cho bé hiệu quả nhất.

>> Xem thêm:

  • Điều mẹ cần làm từ hôm nay để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh hô hấp

  • Viêm da cơ địa ở trẻ là gì? Nguyên nhân, Cách chữa trị và Chăm sóc

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.


HỆ THỐNG CỬA HÀNG GIẶT LÀ GIÁ RẺ

Tư vấn đồ giặt03.66.44.62.62

Giao nhận tận nơi: 03.66.44.62.62

Website: Giatlagiare.com

Facebook: Xưởng giặt là Thu Hương

Tư vấn mở tiệm Giặt là hà nội (Nhượng quyền)

Địa chỉSố 1 Ngách 199/2 Phúc Lợi, Long Biên, Hà Nội