Nội dung chính
- 1 Xem Xử lý và sơ cứu ngộ độc thực phẩm đúng cách
- 2 Ngộ độc thực phẩm là gì?
- 3 Triệu chứng, biểu hiện của ngộ độc thực phẩm
- 4 Nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm
- 5 Thực phẩm bị nhiễm bẩn như thế nào?
- 6 Những ai có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm
- 7 Cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm
- 8 Chế độ ăn cho người bị ngộ độc thực phẩm
- 9 Làm thế nào để ngăn ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm?
- 10 Khi nào nên gặp bác sĩ?
- 11 Các câu hỏi thường gặp về ngộ độc thực phẩm mà quý khách nên biết
Xem Xử lý và sơ cứu ngộ độc thực phẩm đúng cách
Ngộ độc thực phẩm rất thường xảy ra. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nhận biết được nguyên nhân, dấu hiệu bệnh và cách xử lý phù hợp. Hãy cùng Giặt là giá rẻ tìm hiểu thêm về nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm và cách xử lý nhé.
Gia đình
Ngộ độc thực phẩm là gì?
Đây là tình trạng bệnh gây ra do ăn phải thực phẩm bị hư hỏng, độc hại. Các triệu chứng phổ biến nhất của ngộ độc thực phẩm bao gồm: bị buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy… Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), cứ 6 người Mỹ thì có 1 người bị ngộ độc bởi thực phẩm mỗi năm.
Ngộ độc do thực phẩm thể nhẹ có thể khỏi sau vài ngày; nếu nặng hơn sẽ gây hại cho sức khỏe và cần có sự can thiệp y tế kịp thời.
Triệu chứng, biểu hiện của ngộ độc thực phẩm
Các triệu chứng ngộ độc do thực phẩm và thời gian xuất hiện triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào nguồn lây nhiễm. Thông thường các dấu hiệu có thể xuất hiện sau 1 giờ cho đến 3 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn lây.
Nếu quý khách thấy từ 1-3 trong các triệu chứng dưới đây sau khi ăn, rất có thể quý khách đã bị ngộ độc thực phẩm:
Đau bụng
Tiêu chảy
Nôn mửa
Ăn không ngon
Cơ thể mệt mỏi
Buồn nôn
Đau đầu.
Nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm
Có ba nguyên nhân chính gây ra ngộ độc thực phẩm:
1. Vi khuẩn
Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến. E. coli, Listeria và Salmonella là những vi khuẩn nguy hiểm và thường gặp nhất, trong khi đó Campylobacter và C. botulinum (ngộ độc thịt) là hai loại vi khuẩn ít được biết đến nhưng có nguy cơ gây chết người. Gần đây nhất, trường hợp ngộ độc thực phẩm Pate Minh Chay là do vi khuẩn C. botulinum gây ra.
2. Ký sinh trùng
Ngộ độc thực phẩm do ký sinh trùng không quá phổ biến nhưng ký sinh trùng lây lan trong thực phẩm vẫn gây nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Phụ nữ mang thai và những người có hệ miễn dịch yếu sẽ gặp nguy hiểm hơn những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh khi phát hiện ký sinh trùng cư trú trong ruột. Toxoplasma là ký sinh trùng thường được tìm thấy trong hộp cát vệ sinh chó mèo, và là loại ký sinh trùng thường gặp nhất.
3. Virus
Ngộ độc thực phẩm cũng có thể do virus gây ra. Ở Việt Nam, Rotavirus được biết đến là chủng virus rất dễ gây tiêu chảy nghiêm trọng ở trẻ em, vì vậy tiêm vacxin ngừa tiêu chảy cho trẻ là rất cần thiết. Ngoài ra, còn một số chủng virus khác như norovirus, sapovirus, astrovirus đều gây ra các triệu chứng tương tự, một số trường hợp có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.
Thực phẩm bị nhiễm bẩn như thế nào?
Quá trình nấu nướng không đảm bảo vệ sinh, hoặc thói quen ăn thức ăn sống là nguyên nhân phổ biến khiến thực phẩm bị nhiễm bẩn. Để tiêu diệt mầm bệnh trong thực phẩm, quý khách cần chế biến thực phẩm ở nhiệt độ cao. Vì vậy, quý khách nên lưu ý ăn chín, uống sôi và rửa tay cẩn thận trước khi ăn hoặc chế biến thức ăn để bảo vệ bản thân và gia đình trước nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
>>> Xem chi tiết: Thực phẩm nhiễm bẩn như thế nào?
Những ai có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm
Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, những người có đề kháng kém, hệ miễn dịch bị suy giảm thì có nguy cơ cao hơn và dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.
Theo đó, phụ nữ mang thai, người già và trẻ em sẽ là những đối tượng có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, tự trang bị kiến thức cần thiết để tự bảo vệ mình và người thân là việc làm hết sức cần thiết.
Cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm
Các trường hợp nhẹ, người bệnh có thể điều trị tại nhà và tự khỏi sau 3,5 hoặc 7 ngày.
Điều quan trọng quý khách phải làm là cung cấp đủ nước cho cơ thể. Đồ uống có chất điện giải có thể giúp ích cho quý khách trong trường hợp này. Nước trái cây và nước dừa… giúp phục hồi lượng carbohydrate và giảm mệt mỏi.
Tránh xa các loại đồ ăn thức uống có chứa caffeine vì chúng có thể gây kích ứng đường tiêu hóa. Các loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, bạc hà có thể làm dịu cơn đau bụng.
Các loại thuốc không kê đơn như Imodium và Pepto-Bismol có thể giúp kiểm soát tiêu chảy và buồn nôn. Thực chất, đây là quá trình thải độc tố của cơ thể, tuy nhiên quý khách nên hỏi ý kiến bác sĩ trước sử dụng.
Khi bị ngộ độc thực phẩm người bệnh cần được nghỉ ngơi.
Với các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh cần được bổ sung nước bằng cách truyền dịch qua đường tĩnh mạch. Trong trường hợp xấu nhất, có thể phải nhập viện điều trị trong thời gian dài.
Chế độ ăn cho người bị ngộ độc thực phẩm
Khi bị ngộ độc thực phẩm, thể trạng của quý khách sẽ mệt mỏi, hệ tiêu hóa sẽ yếu hơn bình thường; vì vậy quý khách cần lưu ý một số điều sau:
Ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?
Quý khách nên hạn chế các thức ăn thể rắn và cần ưu tiên nạp một số thực phẩm dễ tiêu hóa như: cơm nát, cháo, rau, khoai tây nghiền, chuối, nước trái cây… Một số loại nước uống dành cho người chơi thể thao cũng rất có ích cho quý khách để bù điện giải trong trường hợp bị tiêu chảy.
Ngộ độc thực phẩm không nên ăn gì?
Để tránh dạ dày khó chịu hơn, quý khách nên tránh các sản phẩm từ sữa, đường, đồ ăn cay, nóng, các món chiên, xào… Không uống cà phê, rượu, đồ uống gây kích thích.
>>> Xem chi tiết: Bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?
Làm thế nào để ngăn ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm?
Luôn rửa tay trước khi ăn và chế biến thức ăn. Thực hiện ăn chín, uống sôi. Đây là hai yếu tố tiên quyết giúp quý khách tránh khỏi mầm bệnh gây ngộ độc.
Một số món ăn có thể mang nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao quý khách cần lưu ý:
Sushi và các món gỏi từ cá
Thịt nguội và xúc xích không được nấu chín
Sữa chưa tiệt trùng
Trái cây và nước trái cây không được rửa sạch
Rau sống
Khi nào nên gặp bác sĩ?
Nếu quý khách gặp bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được chăm sóc y tế. Nếu kéo dài, những trường hợp này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Tiêu chảy kéo dài trên 72h
Sốt cao trên 38.5 độ C
Mắt mờ
Khó nói
Đi tiểu ít hoặc không đi tiểu
Nước tiểu có máu
Khô miệng (do mất nước)
Mong rằng, những chia sẻ trên đây của Giặt là giá rẻ sẽ giúp ích cho quý khách để bảo vệ mình và người thân trước nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Quý khách hãy ghé thăm Giặt là giá rẻ thường xuyên để cập nhật các kiến thức về chăm sóc bản thân & gia đình nhé.
>>> Xem thêm:
Cách chăm sóc người bệnh bị ngộ độc thực phẩm
Triệu chứng ngộ độc thực phẩm ở trẻ em
Những thói then khiến quý khách dễ bị ngộ độc thực phẩm
Nguồn tham khảo
Các câu hỏi thường gặp về ngộ độc thực phẩm mà quý khách nên biết
Ngộ độc thực phẩm nên uống gì?
Nếu không có thuốc ngay tại thời điểm đó, quý khách có thể uống trà gừng mật ong hoặc hỗn hợp giữa chanh hoặc giấm táo với muối loãng. Cố gắng cung cấp nhiều nước vì khi bị ngộ độc, cơ thể sẽ bị mất nước trầm trọng. Ngoài ra, quý khách có thể uống nước có chứa chất điện giải, chú ý khi uống nên uống từng ngụm nhỏ.
Cách chữa ngộ độc thực phẩm như thế nào?
Nếu gặp tình trạng ngộ độc thực phẩm tại nhà, quý khách nên bình tĩnh và làm theo các hướng dẫn sau: Cảm thấy người có chút khó chịu và đau bụng trong lúc đang ăn thì phải dừng lại ngay lập tức. Quan sát sắc mặt và tinh thần người bệnh nếu còn tỉnh táo thì nhanh chóng cho người bệnh nôn hết thức ăn có độc ra ngoài. Quý khách có thể cho người bệnh uống hết nước lọc sau đó dùng tay móc bên trong cổ họng để ép cơ thể nôn ra càng nhiều càng tốt. Sau khi nôn, hãy đem người bệnh đến trung tâm y tế gần nhất càng sớm càng tốt.
Bị ngộ độc thực phẩm uống thuốc gì?
Khi bị ngộ độc thực phẩm, quý khách nên uống thêm men tiêu hóa hoặc uống Orezol (Đây là thuốc giúp bù nước rất hiệu quả, nhất là trường hợp tiêu chảy và ói mửa. Tuyệt đối không dùng thuốc ngăn chặn tiêu chảy hay nôn ói nếu chưa tìm ra nguyên nhân.
HỆ THỐNG CỬA HÀNG GIẶT LÀ GIÁ RẺ
Tư vấn đồ giặt: 03.66.44.62.62
Giao nhận tận nơi: 03.66.44.62.62
Website: Giatlagiare.com
Facebook: Xưởng GIẶT LÀ GIÁ RẺ
Tư vấn mở tiệm Giặt là hà nội (Nhượng quyền)