Xếp hạng các mẹo bổ ích nhất để giữ gìn sức khỏe của người xưa

Người xưa có câu: “Có sức khỏe là có tất cả”, sức khỏe là nhân tố vô cùng quan trọng để giúp cho mỗi chúng ta lao động, học tập, sinh sống. Cuộc sống hiện đại với nhiều yếu tố tiêu cực: môi trường, áp lực xã hội,… tác động đến sức khỏe chúng ta. Chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một số cách giữ gìn sức khỏe “người xưa” để lại.

1

Vặn vai

Vặn vai 14 lần vào mỗi buổi sáng để có thói quen tốt cho việc phát triển các cơ bắp của cơ thể. Việc tập luyện vai vô cùng quan trọng, giúp phát triển cơ bắp ở lưng, thân, vai, ngực, tay. Vận động các đốt xương của cột sống và khớp vai. Quá trình này làm giãn nở lồng ngực, cải thiện hô hấp, điều hòa lưu thông khí huyết. Đồng thời làm da dẻ hồng hào, tâm trí minh mẫn, cơ thể khỏe mạnh.

Vặn vai giúp bạn phát triển tốt các khớp xương, tránh đau nhức

Liên kết: Vay tiền bằng CMND2

Xát huyệt giáp tích

Xát huyệt giáp tích ở dưới đối cuối xương sống, phía trên hậu môn. Động tác này sẽ giúp bạn tăng dần tuần hoàn máu vùng hậu môn, phòng bệnh trĩ, viêm ruột mãn tính, táo bón, phục hồi nhanh chóng cơ năng của hậu môn sau khi đại tiện.

Các bệnh về tiêu hóa không còn là nỗi lo đối với bạn

3

Kích thích cơ mặt

Lấy hai bàn tay xát vào nhau cho nóng, rồi áp lên mặt mà xát như rửa mặt bình thường. Phải nín thở, mím miệng và xát thật nhiều. Do mặt có liên quan mật thiết đến toàn bộ cơ thể. nên khi ta làm như vậy sẽ kích thích các huyệt và đường kinh lạc ở mặt làm khí huyết lưu thông, điều hòa não bộ. Ngoài ra kích thích cơ mặt còn giúp các hoạt động của não tốt hơn.

Chỉ một động tác nhỏ giúp bạn có sức khỏe não bộ tốt

4

Tập bài tiết nước bọt

Lấy đầu lưỡi liếm lên hàm ếch cho nước bọt tiết ra đầy miệng, rồi nuốt dần. Làm như vậy 36 lần, khi liếm phải mím miệng, mím môi lại. Nước bọt tiết ra nuốt qua họng dẫn đến gan, thận, tập trung bụng, chuyển thành tinh khí, có tác dụng tốt cho dạ dày, lách, thận,… (ngũ tạng ) 

Nước bọt có tác dụng tuyệt vời ít ai biết được

5

Hít thở điều hòa

Nắm hai tay lại, mũi hít không khí, vận xuống dưới rốn, rồi tiếp tục giơ tay lên trời, xong hạ tay xuống để trên đầu gối. Điều này sẽ giúp nở lồng ngực, tăng khối lượng dưỡng  khí hít vào, cải thiện hô hấp. Vùng bụng là vùng có hệ tiêu hóa, nơi phát ra nguồn khí huyết, âm dương. Tập trung vận khí xuống bụng làm bụng săn chắc và các cơ quan nội tiết hoạt động tốt.

6

Tập luyện tai

Lấy hai bàn tay che bịt tai, rồi lấy ngón trỏ đè lên ngón giữa, đập vào xương não hậu (xương chẩm), hai trái phải 24 lần. Vì tai có 40 huyệt kinh lạc liên quan mật thiết đến các cơ quan nội tiết và tiêu hóa và 12 hệ thống kinh mạch đặc biệt là thận. Với động tác này làm khí huyết lưu thông, điều hòa thần kinh, kích thích hoạt khí, cân bằng nóng lạnh trong cơ thể.

Đừng bao giờ bỏ quên đôi tai của bạn

7

Tập xoa vùng bụng

Tay phải đỡ vùng thận sau lưng, tay trái xát vùng dưới rốn 36 lượt. Vùng bụng của chúng ta có hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, xuất phát âm dương trong máu. Xoa xát bụng sẽ làm tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết, dinh dưỡng thần kinh, làm tăng hoạt động của ruột, dạy dày, chống táo bón, đầy hơi, béo phì. Đặc biệt tốt cho người già bị thận hư làm đau lưng, mỏi gối.

Xoa bụng sẽ giúp bạn có hệ tiêu hóa khỏe mạnh

8

Tập luyện tay

Bạn hãy nín hơi, tay trái duỗi thẳng, tay phải căng dãn ra, ngang tầm vai, hai mắt nhìn tay phải. Xoang đổi bên, mỗi bên 3 lượt. Lưu ý nín thở như vậy sẽ tập trung khí lực, tập trung trí lực. Động tác này sẽ giúp bạn tập trung sức kéo từ từ, tập trung thị giác.

Chỉ một động tác đơn giản bạn đã có một cánh tay chắc khỏe

9

Xoa chân

ngồi xếp bằng, để chân trái lên đùi chân phải, lấy tay trái nắm chặt ống chân trái, rồi lấy tay phải xát gan bàn chân 36 lượt. Xong chuyển sang chân phải cũng xát 36 lượt. Xoa chân sẽ cân bằng âm dương, bài tiết độc tố, tăng thân nhiệt, tăng tuần hoàn máu các chi dưới. Ngoài ra còn tăng độ căng cơ bắp, lợi gan, tinh mắt, nhuận tràng, thông tiểu, giảm mệt mỏi, hạ huyết áp. Đặc biệt các triệu chứng lão hóa ở người già.

Xoa bàn chân có những lới ích vô cùng tuyệt vời mà bạn chưa biết

10

Vận động chân

Chân phải đứng vững, rồi giơ chân trái lên 7 lần. Xong thay chân khác cũng tiến hành như vậy. Động tác này sẽ giúp bạn tăng cường sự bền chắc của các cơ bắp chi dưới cũng như các khớp vận động. Đồng thời việc vận động các khớp của chân sẽ củng cố hệ thống thăng bằng của cơ thể bạn. 

Để có một đôi chân khỏe mạnh không còn khó khăn với bạn.

11

Xoa mạnh môn

Lấy hai tay vặn cho nóng, rồi đưa tay ra sau lưng xát mạnh môn (xương sống vùng thận), phải trái 36 lượt. Nín thử đều khi tiến hành. Vì mạnh môn là bể của tinh và huyết. Khí âm và dương của các bộ phận nội tiết không phát sinh được nếu mạnh môn yếu. Động tác này giúp bạn có một hệ tiêu hóa tốt, khí huyết lưu thông.

Mạnh môn cũng rất quan trọng với chúng ta đấy

12

Hãy để răng hoạt động

Hai hàm răng đập vào nhau 36 lần, khi đó hai hàm răng của chúng ta sẽ vận động theo một nhịp. Điều này giúp cân bằng âm dương, lưu thông khí huyết, lưu thông kinh lạc, bảo vệ hàm răng vững chắc, củng cố cơ hàm, giới hạn hiện tượng móm. Mặt khác làm tăng khả năng tiêu hóa thức ăn và khả năng kháng khuẩn làm hại răng.

Hãy tập để có hàm răng khỏe mạnh

Có thể bạn quan tâm:

  • Tìm cây ATM gần nhất
  • Tìm kiếm chi nhánh PGD các Ngân hàng
  • Kiểm tra nợ xấu cá nhân
  • Vay tiền online chỉ cần CMND