5 chất liệu vải quý vị tuyệt đối chỉ được giặt quần áo bằng tay 2022 ✔️

Quý vị có từng thắc mắc tại sao quần áo của quý vị dễ bị nhăn nhàu, chảy vải, mất phom và dễ hỏng sau mỗi lần giặt không? Đó là da quý vị chưa hiểu hết về chất liệu đang mặc. Bài viết này sẽ chỉ ra những chất liệu nào quý vị cần giặt tay để bảo quản bền lâu.

>

#1. Quần áo làm từ lụa

Lụa là một loại vải có bề mặt mỏng, mịn được dệt từ sợi tơ tằm tự nhiên. Do tính chất mỏng, mịn nên khi giặt vải lụa, chúng ta cần thật cẩn thận. Tuyệt đối không cho quần áo làm từ lụa vào máy giặt, quý vị cần phải giặt quần áo bằng tay.

Ngay cả khi giặt bằng tay, Giatlagiare khuyên quý vị phải vò, vắt quần áo hết sức nhẹ nhàng. Như vậy mới không làm hỏng vải, quần áo không bị nhăn. Ngay cả khi phơi, quý vị cũng nên phơi ở nơi thoáng mát, có mái che và tránh ánh sáng mặt trời.

#2. Các loại áo len, nón len

Áo Len là loại chất liệu được làm từ lông động vật, chủ yếu đến từ những loài có bộ lông dày, rậm rạp như cừu, lạc đà, dê, thỏ,… Đây là chất liệu chủ yếu sử dụng cho các loại quần áo mặc mùa đông. Và cũng như những loại chất liệu quần áo thông thường khác, chúng đều có hai dạng dệt là bằng máy và bằng tay.

Tuy được dệt bằng máy, mật độ vải được cải thiện hơn so với phương pháp dệt bằng tay. Nhưng quần áo len vẫn được khuyên nên được giặt bằng tay. Ngoại trừ một số loại quần áo được nhà sản xuất ghi trên nhãn mác là được giặt bằng máy ở chế độ giặt nhẹ. Còn lại hầu hết chúng ta đều phải giặt quần áo bằng tay, thường giặt khô là chính.

Khi phơi quý vị cũng phải thật cẩn thận, mắc quần áo len nằm ngang lên giá phơi quần áo. Tuyệt đối không phơi bằng móc theo cách thông thường khi chúng còn ướt. Sau khi khô, Giatlagiare khuyên quý vị hãy gấp và cất chúng vào trong tủ quần áo để tránh gặp phải tình trạng chảy vải khi treo trên móc.

#3. Đồ làm từ chất vải nỉ

Vải nỉ (Polar Fleece) là một loại vải có độ mềm mại và độ giữ ấm rất cao, bề mặt được bao phủ bởi 1 lớp lông ngắn và mượt. Vải nỉ có tác dụng giữ ấm cơ thể rất tốt, dễ dàng tạo kiểu và thiết kế. Chúng là sự kết hợp của loại vải thông thường và vải len.

Bởi thế, vải nỉ cũng dễ bị tổn thương không kém như người anh em vải len của mình. Dù quý vị có thể giặt được bằng máy, nhưng qua thời gian dài quần áo làm từ vải nỉ sẽ nhanh chóng bị giãn và chảy vải. Đặc biệt, các sợi lông trên vải sẽ bị xù và lan sang các loại quần áo khác trong quá trình giặt giũ. Vì thế, đối với chất liệu nỉ, tốt nhất quý vị nên giặt quần bằng tay nhé.

#4. Chất liệu vải sa tanh

Được xem là người thay thế cho loại vải lụa trong việc sản xuất quần áo nhờ tính chất mát mẻ, mỏng mịn giống nhau. Tuy nhiên, vải sa tanh ngày nay hầu hết đều được sản xuất từ máy móc. Nhờ đó chúng có giá thành rẻ hơn rất nhiều và độ bền cao hơn.

Dù có nhiều ưu điểm đáng kể  nhưng vải sa tanh không được khuyến khích giặt bằng máy giặt. Vì vòng quay lồng giặt quá mạnh, sẽ làm quần áo làm từ vải sa tanh nhanh chóng bị xù lông, nhăn nheo và mất đi độ co giãn vốn có. Thông thường, hầu hết các nhà sản xuất đều ghi lưu ý giặt quần áo bằng tay đối với loại chất liệu này.

#5. Chất liệu thuần cotton

Thật vô lý khi cotton được nằm trong 5 loại vải nên giặt bằng tay của Giatlagiare phải không nào? Tuy nhiên chất vải cotton thực sự cần được giặt bằng tay đấy. Tuy chúng có độ co giãn cao, dễ thấm hút nhưng lại khó phục hồi được cấu trúc vải của mình sau mỗi lần giặt. Nhất là các khu vực cổ áo, tay áo khi giặt bằng máy giặt.

Cotton là chất liệu được sử dụng phổ trong việc sản xuất và thiết kế quần áo hiện nay. Do đó, chỉ những dòng sản phẩm, bộ sưu tập có giá trị cao mới được nhà sản xuất ghi chú thông tin trên nhãn mác nên giặt quần áo bằng tay. Để quần áo cotton nhà mình có độ bền cao, không bị giãn và mất phom sau mỗi lần giặt giũ thì Giatlagiare khuyên quý vị nên giặt chúng bằng tay nhé.

Ngoài việc phân loại chất liệu quần áo để có được phương pháp giặt giũ phù hợp. Chúng ta cũng nên lựa chọn cho mình một loại bột giặt có khả năng tẩy rửa tốt. Khi đó, lực dùng để chà rửa, vò quần áo sẽ ít hơn, không gây ảnh hưởng đến cấu trúc của chúng khi giặt bằng tay.

Giatlagiare khuyến khích quý vị nên sử dụng dòng sản phẩm bột giặt OMO Comfort với các hạt năng lượng xoáy, nay được cải tiến với công nghệ giặt sạch cực nhanh. Hòa tan, thấm sâu vào sợi vải, xoáy bay vết bẩn cứng đầu nhanh hơn. OMO Comfort kết hợp với sức mạnh xoáy bay vết bẩn cứng đầu của OMO và ngát hương Comfort. Hương Comfort bên trong bột giặt giúp quần áo ngát hương cả ngày theo từng cử động của quý vị mà không phải dùng thêm nước xả vải.

Đặc biệt, bột giặt OMO Comfort đã được Bệnh viện Da liễu Trung Ương thử nghiệm và chứng nhận Nhẹ nhàng với gia tay. Giờ đây, quý vị không còn phải lo lắng việc giặt quần áo bằng tay khiến đôi tay trở nên thô ráp, xấu xí nữa rồi.

Hướng dẫn cách giặt tay cho những chất liệu không giặt được bằng máy giặt

Hiện nay, công nghệ phát triển nên việc giặt giũ phần nào đã được hỗ trợ bởi những thiết bị hiện đại. Tuy nhiên đối với một số áo quần thì đòi hỏi quý vị cần phải giặt tay. Dưới đây là cách giặt quần áo bằng tay đúng cách nhất dành cho những ai chưa biết.

Đầu tiên, quý vị cần phân loại quần áo ra, cho những loại quần áo trắng qua một bên và quần áo màu qua một bên. Nếu được quý vị có thể cho 2 loại quần áo này vào 2 chậu giặt khác nhau để giặt riêng. Tiếp theo chọn bột giặt và nước giặt phù hợp. Sau đó tiến hành giặt quần áo.

Bước 1: Giặt quần áo sơ qua với nước sạch

Ở bước này quý vị cho nước vào trong chậu giặt sau đó lấy quần áo đã được phân loại cho vào từng chầu để làm ướt trước khi giặt với xà phòng.

Bước 2: Giặt quần áo với xà phòng

Sau khi đã làm ướt quần áo quý vị lấy quần áo ra. Sau đó cho nước và bột giặt vào để hòa tan bột giặt rồi cho quần áo vào ngâm khoảng 10 phút thì tiến hành giặt. Ở bước này quý vị có thể dùng tay để vò nhẹ tại những vùng áo quần bị dính bẩn. Không nên dùng bàn chải để chà mạnh lên quần áo vì cách làm này sẽ khiến cho áo quần của quý vị bị sờn vải, xù lông cũng như phai màu, đặc biệt là đối với những loại chất liệu như len, dạ,…

Bước 3: Xả lại với nước sạch

Sau khi đã giặt quần áo xong với xà phòng thì quý vị nên xả lại quần áo với nước sạch. Quý vị có thể xả khoảng 2 đến 3 lần để đảm bảo rằng áo quần không còn bột giặt nữa. Nếu xả không sạch khi phơi khô quần áo sẽ còn cặn bột giặt, không tốt cho da khi mặc.

Bước 4: Ngâm quần áo với nước xả vải

Khi quần áo đã được xả sạch xà phòng thì quý vị cho nước vào chậu giặt sau đó cho nước xả vải vào trong chậu, khuấy đều để nước xả được hòa tan đều trong nước. Tiếp theo quý vị cho quần áo vào ngâm khoảng 15 phút thì lấy ra và đem phơi. Nước xả sẽ giúp cho các sợi vải trên quần áo được mềm mại hơn, đem lại mùi hương cho quần áo cũng như giúp hạn chế quần áo bị phai màu cực kỳ tốt.

Bước 5: Phơi quần áo

Quý vị lấy quần áo  ra và vặt sạch nước rồi lộn trái lại và treo vào móc quần áo, mang đến nơi khô thoáng, có đủ ánh nắng để phơi. Đối với những loại quần như quần jean, quần bò,..thì quý vị nên phơi ngược quần lại để cho khả năng ráo nước nhanh hơn, giúp quần áo khô thoáng hơn, không có mùi ẩm mốc khó chịu. 

Hạn chế phơi quần áo nơi có ánh sáng trực tiếp vì sẽ khiến cho quần áo dễ bị bay màu cũng như mau hư hỏng, cũng không nên phơi quần áo trong nhà, nơi ẩm ướt, không được vệ sinh vì sẽ khiến cho vi khuẩn có hại làm ảnh hưởng đến quần áo của quý vị. Đồng thời không nên để quần áo dưới ánh nắng quá lâu, sau khi quần áo đủ khô thì mang vào nhà và xếp gọn để cất.

Hy vọng, với kiến thức về 4 chất liệu quần áo chỉ được giặt bằng tay này. Quý vị sẽ có thêm được những bí kíp giặt giũ đúng đắn, hiệu quả cho gia đình mình nhé. Nếu quý vị còn biết được những loại chất liệu quần áo nào chỉ nên giặt bằng tay thì hãy chia sẻ với Giatlagiare ngay nhé.

>>> Xem thêm:

 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter


Thông tin liên hệ

  • Tư vấn đồ giặt: 03.66.44.62.62
  • Giao nhận tận nơi: 03.66.44.62.62
  • Website: Giatlagiare.com
  • Facebook: https://facebook.com/GiatLaGiatMemHaNoi/
  • Tư vấn mở tiệm: Giặt là hà nội (Nhượng quyền)
  • Địa chỉ: Ngõ 201/12 Phúc Lợi, Long Biên, Hà Nội 100000